"Xé rào” cơ chế có hết lo thiếu điện?

Diendandoanhnghiep.vn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa đưa ra dự báo nguy cơ thiếu điện tiếp tục kéo dài trong mùa cao điểm năm sau.

>> Có còn nguy cơ thiếu điện trong thời gian tới?

Cụ thể, tại Hội nghị tiết kiệm điện trong mùa nắng nóng, đại điện EVN cảnh báo nguy cơ thiếu điện tiếp tục diễn ra mùa hè năm sau vì nhu cầu tiếp tục tăng.

Theo EVN, dự báo nhu cầu sử dụng điện tăng bình quân 9% mỗi năm, tương ứng công suất tăng 4.000 - 4.500 MW/năm. Trong khi đó, nguồn điện dự kiến đưa vào vận hành năm 2024 chỉ là 1.950 MW và năm 2025 là 3.770 MW, tập trung chủ yếu tại khu vực miền Trung và miền Nam. Còn tại miền Bắc, nhu cầu tăng 10% mỗi năm, công suất dự phòng lại thấp, nên dự báo trong giai đoạn nắng nóng cao điểm (khoảng tháng 6 - 7.2024) có thể thiếu từ 420 - 1.770 MW điện.

Theo tính toán của EVN, tổng lượng điện tiết kiệm trong thời gian qua từ đơn vị hành chính đến hộ tiêu dùng có thể đạt mức 2% trên tổng nhu cầu, khoảng 5 tỉ kWh, tương đương sản lượng điện của một nhà máy nhiệt điện có công suất 1.200 MW. Bên cạnh đó, theo EVN, tỷ trọng nguồn điện năm 2023 theo cơ cấu chủ sở hữu đã có sự thay đổi nhiều so với các năm trước.

Câu chuyện “thiếu điện đến bao giờ và giải pháp nào để giải bài toán thiếu điện” đang nhận được sự quan tâm của dư luận. - Ảnh minh họa: ITN

Câu chuyện “thiếu điện đến bao giờ và giải pháp nào để giải bài toán thiếu điện” đang nhận được sự quan tâm của dư luận. - Ảnh minh họa: ITN

Theo EVN, cập nhật đến tháng 7, các hồ thủy điện miền Bắc gần như chưa có lũ về. Qua theo dõi, nước về các hồ thủy điện hiện nay rất kém, chỉ đạt từ 30 - 60% so với mức trung bình nhiều năm. Đây là diễn biến khác biệt so với những năm trước đây. Hiện tại, miền Bắc đang trong thời điểm chính vụ mùa mưa lũ, nhưng đến hết tháng 7, miền Bắc chỉ chịu ảnh hưởng gián tiếp của cơn bão số 1 gây mưa không nhiều. Đặc biệt, ở thượng nguồn sông Đà, nơi tập trung nhiều nhà máy thủy điện lớn rất ít mưa.

40% lượng điện của miền Bắc phụ thuộc vào thủy điện. 

Từ thực tế trên, EVN yêu cầu các nhà máy theo dõi chặt chẽ lưu lượng nước về các hồ thủy điện để có chiến lược khai thác linh hoạt theo ngày. Đối với nhiệt điện than, tuabin khí, EVN yêu cầu huy động phù hợp với tình hình nước về các hồ thủy điện trong mùa lũ chính vụ, tránh xả thừa. 

Trong bối cảnh nhiều hồ ở miền Bắc chưa có nhiều nước, các tổ máy nhiệt điện than, tuabin khí sẵn sàng để huy động cao trong trường hợp cần thiết khi các nhà máy thuỷ điện phải tích nước sớm. Ngoài ra, các nhà máy nhiệt điện dầu phải đảm bảo dự phòng để sẵn sàng huy động trong trường hợp cần thiết. EVN cũng chỉ đạo các nhà máy thủy điện vận hành hồ đập theo đúng chỉ đạo điều hành của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của các tỉnh, thành phố, đảm bảo vai trò của thủy điện trong việc cắt lũ, giảm lũ.

Ở góc độ chuyên gia, ông Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Hội đồng khoa học, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam bày tỏ: “Nhiều dự án chậm tiến độ, không có khả năng để 2 năm nữa thêm được các nhà máy. Cùng lắm là dự án nhiệt điện BOT Vũng Áng 2 đi vào hoạt động. Nhưng nhà máy này vận hành thì cần đường truyền tải từ Hà Tĩnh về Nghi Sơn để ra Bắc. Nếu dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Phố Nối (Hưng Yên) đã được Thủ tướng yêu cầu đầu tư khẩn cấp có thể đi vào hoạt động thì cũng chỉ thêm được 1.200MW. Trong khi nhu cầu miền Bắc mỗi năm cần thêm khoảng 2.000MW”.

>> Đồng bộ phát triển nguồn và lưới để không còn điệp khúc "thiếu điện"

>> Doanh nghiệp nguy cơ mất đơn hàng vì thiếu điện

>> Lời giải cho bài toán… thiếu điện

Cho ý kiến về vấn đề này, ông Đào Nhật Đình - Chuyên gia năng lượng cho rằng, nguồn chủ yếu là điện tái tạo do tư nhân nắm trong 10 năm qua đã tăng gấp 4 lần, nguồn điện thuộc doanh nghiệp nhà nước nắm giữ giảm mạnh. Tuy nguồn phát điện từ các doanh nghiệp nhà nước nắm dưới 50% (EVN và thành viên nắm khoảng 37%), nhưng về vai trò, trách nhiệm bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, EVN vẫn là đơn vị chủ chốt được Chính phủ giao trọng trách để không thiếu điện.

Theo ông Đào Nhật Đình, để đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội, ngoài nguồn từ EVN và các đơn vị thành viên, tập đoàn phải mua thêm điện năng theo hợp đồng mua bán điện với các nhà máy khác, chiếm trên 80% tổng nguồn. EVN không phát hết nguồn mua thì cũng là đơn vị duy nhất mua các nguồn điện vào.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, muốn phát triển nguồn điện, giảm thiểu nguy cơ thiếu điện, cần có sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhất là tư nhân trong phát điện. Cụ thể, phát triển nguồn thì không thể nhanh được, chỉ có năng lượng tái tạo có sẵn. Nếu cho phát lên lưới nhiều hơn sẽ giảm thiếu điện.

Trong ngắn hạn, mở rộng chính sách cho phát triển điện mặt trời mái nhà khu vực phía bắc không chỉ dừng lại ở cơ chế "tự sản, tự dùng", mà cho cơ chế "bán sang nhà hàng xóm"; mở rộng cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ sản xuất như doanh nghiệp trong khu công nghiệp, bệnh viện, khách sạn, bến xe, nhà hàng… phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà.

Bên cạnh đó, các nhà máy nhiệt điện nếu có kế hoạch duy tu, phải tập trung thực hiện trong mùa đông này, thay vì theo lịch rơi vào đúng mùa hè vừa qua như nhiệt điện Thái Bình 2, Vũng Áng 1… Thêm nữa, cần đẩy mạnh hoàn thành đúng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng đối với mạch 3 đường dây 500 kV nối từ Quảng Trạch ra Phố Nối. Nếu đẩy mạnh cơ chế mở hơn, trong ngắn hạn, sẽ giảm được nguy cơ thiếu điện. 

Đối với quy hoạch điện VIII, GS Lê Chí Hiệp, Đại học Bách khoa TP.HCM lo lắng: “Chúng ta nói nhưng làm không được hoặc phá vỡ quy hoạch, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Tại sao cán cân cung cầu lại bị phá vỡ, nhiều dự án phải cắt giảm công suất, hệ thống truyền tải không đủ năng lực truyền tải? Câu trả lời của tôi rất ngắn gọn: Thực hiện quy hoạch điện giống như một trận bóng. Chúng ta có số liệu rồi, cơ quan quản lý là người trấn giữ khung thành. Các doanh nghiệp và nhà đầu tư là tiền đạo tấn công và chúng ta phải giữ khung thành để không bị phá vỡ”.

Theo ông, Bộ Công thương gần đây đã đề xuất lộ trình thực hiện quy hoạch điện VIII nhưng chưa cụ thể. “Cần phải đưa ra lộ trình với khung thời gian cụ thể, với những hành động cụ thể, số liệu cụ thể, tổ chức triển khai cụ thể để làm bằng được”, ông Hiệp góp ý.

Chuyên gia Nguyễn Anh Tuấn cũng cho rằng, phải rút kinh nghiệm việc thực hiện quy hoạch điện VI và VII điều chỉnh, để triển khai quy hoạch điện VIII được thông suốt. Theo đó, sau khi Thủ tướng phê duyệt quy hoạch điện VIII, Bộ Công thương cần lập kế hoạch chi tiết 5 năm tới. Trong đó, phân quy mô các nguồn năng lượng tái tạo từ vùng tới các tỉnh; đảm bảo sớm lựa chọn được chủ đầu tư các dự án quan trọng; giám sát việc thực hiện đầu tư xây dựng nguồn và lưới điện đồng bộ. Đặc biệt, cần sớm lập kế hoạch chi tiết về địa điểm, chọn chủ đầu tư. Bộ Công thương chỉ đạo, hỗ trợ cũng như giám sát tối đa chủ đầu tư trong quá trình đầu tư; sớm sàng lọc, loại bỏ các chủ đầu tư kém năng lực hoặc triển khai kiểu cầm chừng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Xé rào” cơ chế có hết lo thiếu điện? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714706437 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714706437 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10