Xử lý chứng cứ điện tử bất hợp pháp

Diendandoanhnghiep.vn Trong quá trình giải quyết tranh chấp trọng tài, một vấn đề lớn vẫn thường được đặt ra là Hội đồng trọng tài (HĐTT) phải xử lý thế nào với những chứng cứ điện tử được thu thập bất hợp pháp.

>>Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại: Nhiều vấn đề cần mổ xẻ!

Cơ sở lý luận cho việc chấp nhận chứng cứ điện tử có được từ hành vi bất hợp pháp. Tìm kiếm sự thật là một trong các mục tiêu trọng tâm của hoạt động tố tụng tư pháp. Vì vậy các cơ quan xét xử được khuyến khích xem xét đầy đủ các bằng chứng liên quan nhằm đảm bảo tìm ra sự thật.

Chứng cứ thu thập bất hợp pháp...

Do vậy mà việc loại trừ hoàn toàn chứng cứ thu được một cách bất hợp pháp trong mọi trường hợp có thể làm suy yếu việc tìm ra sự thật và dẫn đến quyết định không chính xác. Nói cách khác, nếu chứng cứ đóng vai trò trọng yếu trong việc xác định sự thật của vụ việc thì tính trọng yếu này cũng nên được cân đối với các yếu tố còn lại trong bài kiểm tra cân bằng với các yếu tố khác làm cơ sở quyết định việc có chấp nhận chứng cứ hay không.

Trong vụ Conoco Phillips kiện Venezuela , Venezuela đã tìm cách viện dẫn các điện tín ngoại giao của Hoa Kỳ có được thông qua Wikileaks để bác bỏ quyết định từng phần của HĐTT đã đưa ra trước đó. Bị đơn đã xuất trình các tài liệu thu được bất hợp pháp sau khi

Quyết định về thẩm quyền được ban hành và quá trình tố tụng đã bước vào giai đoạn xem xét nội dung. HĐTT đã cho rằng vì các bức điện bị rò rỉ có liên quan đến kết quả của vụ việc và có “mức độ tin cậy cao”, nên các bằng chứng đó phải được HĐTT cân nhắc thích đáng.

Quan trọng hơn, những chứng cứ này “đã thay đổi hoàn toàn tình hình hiện tại về quy mô và mức độ nghiêm trọng” so với đánh giá trước đó của HĐTT. Thực tế là, các chứng cứ này cho thấy bị đơn không hề thiếu thiện chí như kết luận trước đó mà HĐTT rút ra phần lớn dựa trên các chứng cứ mà nguyên đơn cung cấp. Nói cách khác, các chứng cứ này đã đảo ngược hoàn toàn tình tiết vụ việc.

Một lý lẽ khác cũng cần được xem xét là quyền “được xét xử công bằng”, một nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong nhiều truyền thống pháp luật trên thế giới; theo đó các bên tranh chấp có quyền được đề xuất chứng cứ để chứng minh các luận điểm của mình. Việc loại bỏ chứng cứ quan trọng có thể ảnh hưởng đến kết quả tranh chấp sẽ làm suy yếu quyền tố tụng của bên viện dẫn chứng cứ đối với một phiên tòa công bằng.

Nói cách khác, việc đảm bảo xét xử công bằng phải được duy trì giữa các bên trong thủ tục tố tụng. Mỗi bên phải được tạo cơ hội hợp lý để trình bày lập luận của mình – bao gồm cả chứng cứ của bên này – với điều kiện không đặt họ vào thế bất lợi đáng kể so với đối thủ. Bỏ qua bằng chứng thu được một cách bất hợp pháp có thể không mang lại kết luận công bằng và thậm chí dẫn đến phán quyết sai thực tế. Vì vậy, chứng cứ thu được bất hợp pháp nên được thừa nhận nếu không có chứng cứ nào khác để chứng minh một khía cạnh cần thiết của vụ việc. Khi đánh giá yêu cầu này, tính liên quan và tính trọng yếu của chứng cứ đóng vai trò quan trọng.

>>Luật Trọng tài Thương mại: “Cần hoàn thiện thể chế để phù hợp nhu cầu thực tiễn”

... Cần đánh giá cẩn trọng trong tố tụng trọng tài

Việc chấp nhận chứng cứ điện tử được thu thập bất hợp pháp phù hợp với thẩm quyền của HĐTT. Mục đích của việc cung cấp chứng cứ trong thủ tục trọng tài là để giúp HĐTT có đầy đủ cơ sở để xác định sự thật. Các quy định liên quan đến vấn đề chứng cứ bao gồm việc chấp nhận chứng cứ, đánh giá chứng cứ có thể được quy định cơ bản trong pháp luật quốc gia trong khi lại khá thiếu vắng trong thủ tục trọng tài quốc tế.

Tuy nhiên, các nguồn luật liên quan, cả trong nước và quốc tế, cơ bản không ghi nhận cụ thể vấn đề này. Quy tắc chung nhất có lẽ nằm ở quy định cho phép trọng tài tự quyết định việc có chấp nhận chứng cứ hay không. Cụ thể: Điều 27.4 Quy tắc Trọng tài UNCITRAL 2010 quy định như sau: “HĐTT sẽ xác định khả năng chấp nhận, mức độ liên quan, mức độ quan trọng và giá trị của chứng cứ được đưa ra”. Pháp luật quốc gia về trọng tài quốc tế cũng không ghi nhận chi tiết về vấn đề này mà dành quyền quyết định cho các HĐTT và thoả thuận của các bên.

Chấp nhận chứng cứ điện tử được thu thập bất hợp pháp góp phần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam trong tố tụng trọng tài. Theo điểm (đ) khoản 2 Điều 14 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP, “Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” là phán quyết vi phạm các nguyên tắc xử sự cơ bản có hiệu lực bao trùm đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Việt Nam. Về cơ bản, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam được phân bổ ở luật nội dung và luật tố tụng trên nhiều lĩnh vực.

Vấn đề chứng cứ thuộc phạm vi của luật tố tụng nên việc thu thập chứng cứ có được từ hành vi bất hợp pháp sẽ được xem xét dựa trên “lăng kính” của nguyên tắc được ghi nhận tại Điều 4 LTTTM 2010. Theo đó, các cơ sở có thể được viện dẫn gồm khoản 2 (tính độc lập, khách quan, vô tư và tuân thủ pháp luật của trọng tài viên) và khoản 3 (tính bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các bên mà trọng tài viên cần phải đảm bảo

Nhìn chung, việc chấp nhận chứng cứ bất hợp pháp cơ bản không vi phạm pháp luật Việt Nam về tố tụng trọng tài. Hơn nữa, khi các bên đương sự có quyền được cung cấp chứng cứ thì trọng tài hay cơ quan xét xử cũng có trách nhiệm đối trọng là đảm bảo quyền này được thực hiện. Do đó, việc đảm bảo cơ hội để xem xét chứng cứ được cung cấp bởi các bên, kể cả chứng cứ được thu thập bất hợp pháp, góp phần bảo đảm các nguyên tắc cơ bản liên quan trong pháp luật Việt Nam. Điểm cần lưu ý là việc xem xét và đánh giá chứng cứ được thu thập bất hợp pháp cần được thực hiện rất cẩn trọng bởi việc không chấp nhận chứng cứ không dựa trên các cơ sở luật định rõ ràng có khả năng khiến phán quyết trọng tài bị tuyên huỷ tại toà án Việt Nam.

Do đó, trong hoạt động tố tụng trọng tài, việc chấp nhận hay từ chối chứng cứ điện tử có liên quan đến hành vi bất hợp pháp cần phải dựa trên cơ sở cân nhắc nhiều yếu tố giữa việc đạt được mục tiêu tố tụng và đảm bảo công bằng, bình đẳng cho các bên nhất là trong bối cảnh các hành vi tấn công mạng ngày càng gia tăng. Pháp luật trọng tài Việt Nam có thể cân nhắc cho phép HĐTT được sử dụng những bộ hướng dẫn từ thực tiễn tốt của quốc tế.

(*)  Trưởng khoa luật quốc tế, Đại học luật TP.hcm, Cố vấn cao cấp của DL & Partners 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xử lý chứng cứ điện tử bất hợp pháp tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714384736 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714384736 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10