30/4 nghĩ về hòa hợp hòa giải dân tộc

Diendandoanhnghiep.vn Những ai là người Việt của thế hệ hôm nay không xóa được hiềm kích, hận thù do chiến tranh để lại mà còn làm “di căn” sang con cháu thì những người đó sẽ có tội lớn với dân tộc và lịch sử.

Một đất nước với 54 dân tộc anh em mỗi dân tộc là một sắc thái văn hóa riêng. Một đất nước với lịch sử hàng nghìn năm bị đô hộ bởi chế độ phong kiến, mấy chục năm bị chia cắt bởi thực dân đế quốc… Nhưng với tư tưởng “nước Việt Nam là một”, tinh thần nghĩa đồng bào, trong đó có vấn đề hòa hợp, hòa giải dân tộc… đã góp phần tạo nên một Việt Nam anh hùng, đoàn kết, quật cường.

Lịch sử nhân loại cũng như lịch sử dân tộc cho thấy tinh thần hòa giải, hoà hợp dân tộc luôn là nhân tố quyết định đảm bảo cho mỗi quốc gia ổn định, để phát triển bền vững, văn minh, giàu mạnh.

Nhìn lại chiều dài lịch sử, khi các bậc minh quân hóa giải được xung đột giữa các vùng miền, các giai tầng, xây dựng được sự hòa hợp, đoàn kết của muôn dân thì sẽ phát huy được tối đa sức mạnh của toàn dân tộc.

Như dưới các triều vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông nửa cuối thế kỷ XIII, đã xây dựng quốc gia cường thịnh, ba lần đại thắng đế quốc Nguyên Mông, được lịch sử dân tộc mãi mãi lưu danh. Hoặc, vua Lê Thánh Tông (1442 1497), vua Minh Mạng (1791 1841), hai bậc minh quân đã dẫn dắt quốc gia phát triển rực rỡ nhất dưới thời quân chủ, đưa nước ta trở thành cường quốc của Đông Nam Á khi hai vị vua này trị vì.

Ngược lại, nếu các vị vua không biết chăm lo khoan thư sức dân, xây dựng triều chính, củng cố khối đoàn kết dân tộc, chỉ biết đặc quyền đặc lợi, để xảy ra biến loạn khắp nơi, dẫn đến vương triều sụp đổ như các đời vua nhà Lý cuối thế kỷ XII, đầu thế kỷ XIII; nhà Trần cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV; hoặc đất nước lâm vào cảnh binh đao, rối ren dưới thời Lê, Trịnh Nguyễn thế kỷ thứ XVII, XVIII…

Bước sang thời hiện đại, phát huy truyền thống của cha ông, Bác Hồ luôn đề cao tinh thần hòa hợp dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng tổ quốc. Nhờ vậy không chỉ tập hợp được thợ thuyền, nông dân mà còn tập hợp được đông đảo học sinh, sinh viên, trí thức, nhà nho, địa chủ, tư sản và nhiều thành viên trong chế độ quân chủ… tham gia cuộc cách mạng. Phát huy sức mạnh của toàn dân tộc làm nên Cách mạng tháng Tám lịch sử, giành thắng lợi trong các cuộc chiến tranh giải phóng và chiến tranh vệ quốc.

Là bậc minh triết, thấy được vai trò, sức mạnh của đoàn kết dân tộc, lúc sinh thời Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần bao dung, hòa giải. Người viết: “Năm ngón tay cũng có ngón ngắn, ngón dài. Nhưng ngắn dài đầu hợp lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu con người cũng có người thế này thế khác nhưng thế này thế khác đều dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận ra rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc… có như thế mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang”.

Một vấn đề lớn đặt ra sau thắng lợi 30/4/1975 là thực hiện hoà giải, hoà hợp dân tộc. Rõ ràng, với những khác biệt về thể chế chính trị trong suốt 20 năm kháng chiến chống Mỹ, giữa hai miền Nam – Bắc cần có thời gian để thống nhất cả về mặt chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội và cả tư duy con người.

Còn nhớ, năm 2004, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người lăn lộn, chiến đấu trên chiến trường suốt cả hai cuộc kháng chiến; người đã bị chiến tranh cướp đi người vợ và ba người con yêu quý, đã có câu nói chí tình như muốn gửi tới mọi người từ thường dân đến lãnh đạo.

“Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì tiếp tục làm nó thêm rỉ máu”. “Nếu còn chia rẽ vì bại, kiêu vì thắng, thì ích lợi gì cho bản thân, cho đất nước, cho hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế?”- cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói.

Có thể nói, sau 46 năm xây dựng và phát triển đất nước, với những cố gắng, nỗ lực và sự nhất quán trong chủ trương, chính sách về hoà hợp, hoà giải dân tộc của Đảng và Nhà nước, việc hoà giải, hoà hợp dân tộc đã được giải quyết, khối đại đoàn kết toàn dân đã được củng cố vững chắc. Chúng ta đã vượt qua nhiều thăng trầm của lịch sử để xây dựng cuộc sống mới.

Những vết thương chiến tranh đã dần lành sẹo, những người từng đứng bên kia bờ chiến tuyến với nhân dân Việt Nam hiện nay đã trở thành những người bạn hợp tác cùng phát triển. Những sự bất đồng trong nhận thức, tư duy đã được thay đổi.

Tất cả người dân  trên cả nước không phân biệt miền Nam hay miền Bắc, miền ngược hay miền xuôi; không phân biệt dân tộc, tôn giáo đều nhất trí, đồng lòng, cùng nhau nỗ lực hướng đến mục tiêu chung là xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết 30/4 nghĩ về hòa hợp hòa giải dân tộc tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714861365 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714861365 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10