Ba Vì (Hà Nội): Di sản văn hoá là nền tảng phát triển du lịch tâm linh

Diendandoanhnghiep.vn Trong công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước và hoà nhập cộng đồng quốc tế trên nhiều lĩnh vực, huyện Ba Vì đã xác định “Di sản văn hoá là tài sản vô giá, là cốt lõi của bản sắc dân tộc".

.>>>Tăng giải pháp “hút” khách du lịch quốc tế

Lễ hội đặc sắc Tản Viên Sơn Thánh

Giữa tháng Giêng, vùng đất thiêng Ba Vì lại rộn ràng tiếng cồng chiêng, tiếng nhạc lễ, tiếng bước chân người rước kiệu, tạo nên không khí lễ hội đặc sắc Tản Viên Sơn Thánh. Ngài không chỉ là thành hoàng bảo trợ cho làng xã mà còn được nhân dân tôn thờ là Phúc Thần, Thượng đẳng tối linh thần. 

Nghi thức lễ hội Tản Viên Sơn Thánh

Nghi thức lễ hội Tản Viên Sơn Thánh

Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng cho biết, năm nay là năm thứ 16 huyện Ba Vì khôi phục và tổ chức lễ hội Tản Viên Sơn Thánh tại cụm di tích đền Thượng, đền Trung, đền Hạ với mong muốn, những giá trị văn hóa của lễ hội, những phong tục tập quán của Ba Vì được bảo tồn và lan tỏa mạnh mẽ.

Trên địa bàn huyện có 397 di tích đã được kiểm kê, trong đó có 120 di tích thờ Đức Thánh Tản và 134 di tích đã được xếp hạng các cấp tiêu biểu như: Di tích quốc gia đặc biệt đình Tây Đằng, di tích đình Thụy Phiêu, di tích đình Chu Quyến... Trong chiến lược phát triển, huyện Ba Vì xác định, di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc. Đây cũng là nguồn lực để làm phong phú các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh được tổ chức chính lễ vào ngày 14 tháng Giêng năm Giáp Thìn (tức 23.2.2024) tại Di tích lịch sử - Văn hóa quốc gia đền Hạ thuộc xã Minh Quang và không tổ chức rước liên vùng với huyện Thanh Thủy (Phú Thọ).

Trước đó, vào đêm và rạng sáng 13 tháng Giêng, người dân đã tổ chức lễ rước nước từ sông Đà về đền Hạ, dâng hương tại các di tích: Đền Thượng, đền Bác Hồ, đỉnh Mẫu (xã Ba Vì), đền Trung, chùa Tản Viên (xã Minh Quang) và tế thỉnh Đức Thánh tại đền Hạ.

Theo truyền thống, vào giờ Tí ngày 12 tháng Giêng, bà con xã Minh Quang sẽ chọn hai nam thanh, nữ tú của làng, chèo thuyền ra giữa dòng sông Đà, lấy nước rước về Đền để tỏ lòng thành kính dâng Đức Thánh Tản Viên

Theo truyền thống, vào giờ Tí ngày 12 tháng Giêng, bà con xã Minh Quang sẽ chọn hai nam thanh, nữ tú của làng, chèo thuyền ra giữa dòng sông Đà, lấy nước rước về Đền để tỏ lòng thành kính dâng Đức Thánh Tản Viên

Song song, huyện Ba Vì còn tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng nhằm phát huy năng lực sáng tạo phục vụ nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hoá tinh thần của nhân dân, thu hút du khách về thăm quan, chiêm bái, trải nghiệm.

Ba Vì trải nghiệm Xanh - An toàn

Mảnh đất Ba Vì, từ lâu đã được biết đến là vùng đất cổ của Xứ Đoài yêu dấu, được thiên nhiên ban tặng một vùng sinh thái, sơn thủy hữu tình với nhiều khu du lịch danh thắng, nghỉ dưỡng điển hình, như: Vườn Quốc gia Ba Vì; Ao Vua; Tản Đà, Thiên Sơn - Suối Ngà, Khoang Xanh và các khu du lịch khác… Tất cả tạo nên cảnh trí non nước hữu tình thơ mộng hiếm có của vùng núi Ba Vì đã để lại ấn tượng sâu sắc và níu chân biết bao du khách gần xa.

Cùng với lễ khai hội Tản Viên Sơn Thánh, huyện Ba Vì còn tổ chức khai trương mùa du lịch Ba Vì 2024 nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch của huyện như: Du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa - tâm linh; du lịch nông nghiệp, nông thôn và cộng đồng.

Huyện Ba Vì đã xác định “Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, là cơ sở để sáng tạo ra những giá trị văn hoá”. Đồng thời, xác định xây dựng và làm phong phú các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, trong đó công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản tại cụm di tích là điểm đến tham quan du lịch theo chỉ đạo của Thành phố. 

Các đại biểu cắt băng khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2024

Các đại biểu cắt băng khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2024

Thời gian qua, huyện Ba Vì đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch trên các phương tiện truyền thông, tập trung đẩy nhanh tiến độ về hạ tầng giao thông, hạ tầng dịch vụ, du lịch, văn hóa, phối hợp với các đơn vị du lịch chỉnh trang, nâng cấp các sản phẩm du lịch và chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để xây dựng hình ảnh du lịch Ba Vì là điểm đến an toàn, hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Phối hợp với Sở Khoa học công nghệ, Cục sở hữu trí tuệ xây dựng nhãn hiệu tập thể về du lịch Ba Vì; phối hợp với Sở Du lịch xây dựng thí điểm sản phẩm du lịch cộng đồng tại làng Hợp Sơn xã Ba Vì và sản phẩm du lịch nông nghiệp nông thôn, kết hợp một số tua tuyến giữa Trang trại đồng quê, các khu du lịch trọng điểm với các làng nghề, các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn để du khách được hòa mình vào không gian mênh mông, non nước xanh biếc của núi rừng Ba Vì; trải nghiệm một số sản phẩm mới tại các khu du lịch “Du lịch chăm sóc sức khỏe”;...

Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng khẳng định, trong những năm qua, UBND huyện Ba Vì quyết liệt chỉ đạo các ngành rà soát, hướng dẫn hoạt động kinh doanh du lịch dần đi vào nề nếp. Bên cạnh các khu điểm du lịch hoạt động ổn định trong nhiều năm qua như Ao Vua, Khoang Xanh - Suối Tiên, Vườn quốc gia Ba Vì, Thiên Sơn - Suối Ngà, Tản đà resort, trang trại đồng quê… một số cơ sở lưu trú, một số sản phẩm mới được xây dựng đi vào hoạt động như: Chăm sóc sức khỏe tại Ao Vua, Thiên Sơn - Suối Ngà, cơ sở du lịch trải nghiệm giáo dục, trải nghiệm văn hóa  Eduland (tại xã Minh Quang) và một số cơ sở kinh doanh nhà vườn homestay khác đã làm phong phú các loại hình kinh doanh và sản phẩm du lịch của huyện Ba Vì, góp phần đưa số lượng khách năm 2023 lên trên 2,7 triệu lượt; doanh thu đạt gần 400 triệu.

Theo thống kê, dịp đón Xuân từ ngày mùng 1 Tết đến hết Rằm tháng Giêng, dự kiến trên địa bàn đón trên 100.000 lượt khách, chủ yếu du Xuân và lễ bái tại các di tích và lễ hội. Riêng cụm di tích thờ Đức Thánh Tản Viên sơn trên núi Ba Vì đón khoảng 90.000 lượt khách, hứa hẹn một năm, ngành du lịch huyện Ba Vì sẽ đón trên 2,8 triệu lượt khách, góp phần tăng trưởng cả về doanh thu và chất lượng sản phẩm, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế dịch vụ mũi nhọn và chủ yếu của huyện Ba Vì.

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ba Vì (Hà Nội): Di sản văn hoá là nền tảng phát triển du lịch tâm linh tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714276444 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714276444 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10