Bài phát biểu của ông Nguyễn Bình Minh tại Tọa đàm trực tuyến: Sáng tạo kinh doanh trong môi trường biến đổi

Diendandoanhnghiep.vn THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: CƠ HỘI CHO DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH MỚI

Tóm tắt

Đại dịch toàn cầu CoVID-19 đã vào đang tạo ra áp lực ngăn cản các hoạt động kinh tế truyền thống trên toàn thế giới, nhưng đồng thời lại tạo ra những cơ hội mới cho thương mại điện tử. Việc giãn cách xã hội và hạn chế đi lại, tụ tập đông người đã làm phát sinh nhiều nhu cầu giao dịch điện tử. Chính phủ, doanh nhiệp và người dân đều có sự thay đổi hành vi theo hướng ủng hộ chuyển đổi số để đối phó dịch bệnh. Các doanh nghiệp trên thế giới cũng trong giai đoạn tái thiết kế lại chuỗi cung ứng và chọn Việt Nam như một điểm đến lý tưởng ngay trong và sau đại dịch. Các doanh nghiệp Việt Nam cần năm bắt cơ hội này thúc đẩy kinh tế số phát triển. Bài viết này đề cập đến các cơ hội và đề xuất phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệpViệt Nam trong và sau đại dịch toàn cầu.

Đại dịch toàn cầu và bối cảnh kinh doanh mới.

Môi trường kinh doanh hiện đại ngày càng có nhiều biến động bất ngờ và khó kiểm soát. Chính vì vậy, từ năm 1987, Warren Bennis và Burt Nanus đã đề cập đến khái niệm VUCA viết tắt của sự biến động (Volatility), sự không chắc chắn (Uncertainty), sự phức tạp (Complexity) và sự mơ hồ (Ambiguity), trong lý thuyết lãnh đạo hiện đại được các doanh nghiệp hàng đầu cũng như quân đội nhiều nước ứng dụng. Sự ra đời của thương mại điện tử và kinh doanh số làm cho môi trường kinh doanh hiện đại ngày càng biến động hơn nữa. Từ những năm 2008, 2009 thì VUCA đã được xem như một khía cạnh tất yếu hoạt động kinh doanh và còn được gọi là VUCA 1.0. Đến năm 2016, cùng với các bất ngờ của cuộc bầu cử tại Mỹ, việc ra khỏi liên minh Châu Âu của Anh, biến đổi khí hâu, tội phạm, khủng bố qua mạng gia tăng thì Bill George đã đưa ra khái niệm VUCA 2.0 như một sự tăng cấp đáng kể của một môi trường hỗn độn. Tuy nhiên chỉ 4 năm sau, thì CoVID-19 đã làm đảo lộn môi trường kinh doanh hiện đại và làm cho người ta phải bắt đầu nói đến VUCA 3.0.

Đại dịch CoVID-19 (hay SARS-CoV-2), xuất hiện đầu tiên từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc từ tháng 12 năm 2019. Nhưng được Tổ chức Y tế thế giới WHO chính thức tuyên bố là đại dịch toàn cầu từ ngày 11 tháng 03 năm 2020. Dịch bệnh này. Dịch bệnh này hiện có nhiều biến thể liên tục, có tỉ lệ lây nhiễm cao và lan truyền trong cộng đồng cực nhanh nên hầu hết các quốc gia trên thế giới đều gặp rất nhiều khó khăn trong phòng chống dịch và đã phải hứng chịu những thiệt hại khổng lồ về người và kinh tế. Các quốc gia trên thế giới có nền kinh tế mở cửa và hội nhập sâu đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do buộc phải phong tỏa, cách ly hoặc giãn cách. Nhiều hoạt động kinh tế buộc phải ngừng lại. Các doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, người lao động ngừng làm việc, hoặc phải chuyển sang làm việc từ xa, du lịch và giao thông, vận tải bị ngừng trệ. Các nước có nền kinh tế tiến tiến, có lĩnh vực y tế phát triển cao đại diện cho Tây y như Anh, Pháp, Mỹ, Ý, Đức, … vẫn phải chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, do vắc xin chưa phát huy được miễn dịch cộng đồng hay phác đồ điều trị cho người bị nhiễm vẫn chưa hiệu quả. Tính đến hết tháng 8 năm 2021, tổng số ca nhiễm trên toàn cầu theo Worldometer đã lên tới gần 220 triệu, có tới hơn 4,5 triệu người tử vong. Một thế giới hội nhập, toàn cầu hóa đi lại tự do đã gần như buộc phải dừng lại, tê liệt và suy thoái vì đại dịch. Đây được xem là những biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ hơn bao giờ hết của VUCA 3.0.

Sự biến động (V): Dịch bệnh tạo ra những thay đổi không ổn định, những thách thức bất ngờ, và có thể kéo dài trong một khoảng thời gian không xác định. Các doanh ngiệp bị ngừng trệ bất ngờ, những cách ứng phó phải thay đổi liên tục có thể làm đổ vỡ mọi kế hoạch.

Sự không chắc chắn (U): Dịch bệnh làm cho môi trường kinh doanh rơi vào tình huống khó có khả năng dự đoán. Mặc dù nguyên nhân và kết quả về cơ bản có thể nhận biết, nhưng các yếu tố ẩn dấu trước đây có thể xuất hiện làm đảo lộn phương án của các doanh nghiệp.

Sự phức tạp (C):  Có quá nhiều các biến số và yếu tố kinh doanh phát sinh trong đại dịch với một loạt thông tin hỗn độn và khó dự đoán, quy mô vấn đề ngày càng lớn và rắc rối khiến việc xử lý trở nên vô cùng rắc rối và khó khăn đối với các doanh nghiệp.

Sự mơ hồ (A): nguyên nhân và kết quả đều không thể xác định rõ ràng, trong khi nguồn lực dần cạn kiệt, không có kinh nghiệm quản trị tình huống tương tự trước đây để tham khảo và nhà quản lý phải đối mặt với thực tế và tương lai rất mơ hồ với nhiều ẩn số. 

Cơ hội đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Những năm gần đây đã có một làn sóng chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam. Các doanh nghiệp toàn cầu đang lo lắng về các xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Việt Nam được một số doanh nghiệp ưu tiên chuyển dịch đầu tư vì có nền kinh tế, chính trị ổn định. Tuy nhiên, nhiều quốc gia khác trong khu vực cũng có những chính sách rất hấp dẫn thu hút các doanh nghiệp đầu tư, như Ấn Độ, Thái Lan, In đô nê xi a. Vì vậy Việt Nam chỉ là một lựa chọn đầu tư được xem xét. Khi dịch bệnh bắt đầu lan rộng Việt Nam đã quyết liệt ngăn ngừa hơn nhiều quốc gia, vì thế đã làm hạn chế nhiều ngành như hàng không, du lịch, vận tải,… Nhưng khi dịch bệnh bùng phát thì các nước đều phải áp dụng các biện pháp mạnh mà vẫn không hiệu quả. Các doanh nghiệp quốc tế nhận ra điểm đến an toàn hơn cho hoạt động của họ nếu dịch bệnh còn tiếp diễn và lặp lại. Việc đầu tư vào Việt Nam trở thành xu hướng mang lại sự ổn định và an toàn trong tương lai. Tuy nhiên từ năm 2020, nhiều hoạt động đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng của dịch bệnh toàn cầu nên tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần chỉ ước đạt 75% năm 2019 tương đương hơn 28,5 tỉ USD, nhưng vẫn duy trì giải ngân đạt xấp xỉ như năm 2019, ở mức gần 20 tỉ USD.

Về phòng chống dịch bệnh, năm 2020, Việt Nam đã rất tích cực và chủ động trong phòng chống dịch CoVID-19 và đặt được nhiều thành công đáng kể. Tỉ lệ người nhiễm CoVID-19 tại Việt Nam rất thấp dưới 1500 người. Trong khi gần như toàn bộ thế giới chịu ảnh hưởng với gần 84 triệu ca nhiễm và hơn 2 triệu người tử vong. Thành công của Việt Nam trong năm 2020, một quốc gia có chung biên giới với Trung Quốc đã được thế giới ghi nhận và đánh giá rất cao. Đây là một động lực tốt giúp các doanh nghiệp Việt Nam thích nghi dần với các điều kiện kinh doanh nhiều biến động.

Các doanh nghiệp thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam đã chứng kiến một cơ hội mới, khi chính phủ khuyến khích doanh nghiệp và người dân chuyển sang môi trường Internet để hạn chế sự làn tràn của dịch bệnh. Năm 2020, Theo Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương thì TMĐT tại Việt Nam đã phát triển với tốc độ khá cao, có mức tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á đạt gần 18% và quy mô thị trường đạt 11,8 tỉ USD. Trong khi dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới các ngành nông nghiệp, du lịch, giao thông, vận tải… hay cả lĩnh vực bán lẻ truyền thống, thì đây là lại cơ hội cho TMĐT. Do tâm lý ngại ra ngoài đi chợ, mua hàng trực tiếp vì sợ lây nhiễm bệnh, nhiều người dân đã lựa chọn mua các sản phẩm thiết yếu, các vật dụng y tế qua mạng Internet. Theo Báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam 2021 của Hiệp hội TMĐT Việt Nam (Vecom) thì người dân mua sắm trực tuyến nhiều hơn, sản lượng chuyển phát tăng 47%. Thanh toán trực tuyến thẻ nội địa qua hệ thống của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) tăng so với năm 2019 là 185% về số lượng giao dịch và 200% về giá trị. Các ví điện tử cũng tăng trưởng đáng kể, như Momo đẵ tăng lên 23 triệu người dùng, gấp 2 lần năm 2019. Xu hướng các doanh nghiệp đưa các sản phẩm dịch vụ lên sàn TMĐT và mạng xã hội ngày càng tăng.

Năm 2021, môi trường kinh doanh vẫn tiếp tục bị tác động mạnh mẽ của dịch bệnh. Trong khi các biện pháp phòng chống dịch của Việt Nam vẫn chưa ngăn chặn được sự lây lan của dịch bệnh. Tính đến hết tháng 8 năm 2021, theo Worldomater thì số ca nhiễm ở Việt Nam đã lên đến hơn 460 nghìn ca, và đã có hơn 11 nghìn người bị tử vong. Chính vì vậy hoạt động kinh doanh truyền thống đã gặp phải vô vàn khó khăn hơn năm 2020. Tuy nhiên, TMĐT tại Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển chủ yếu dựa vào sự chuyển đổi số của người dùng. Với dân số trẻ có nhu cầu sử dụng mạng xã hội cao nên TMĐT trên các nền tảng mạng xã hội và các trên các nền tảng sàn TMĐT sẵn có phổ biến, với những hình thức bán hàng trực tuyến của các cá nhân, hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp nhỏ ngày càng tăng. Số lượng người dùng Internet tại Việt Nam đầu năm 2021 lên đến gần 70 triệu người (theo nghiên cứu của wearesocial & Hootsuite), hầu hết đều sử dụng mạng xã hội và điện thoại thông minh là tiền đề quan trọng cho TMĐT, thương mại di động, thanh toán điện tử,… Các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu mới trong TMĐT cũng xuất hiện, như đi chợ hộ, đưa nông sản lên sàn TMĐT,…  

Các giải pháp phát triển TMĐT Việt Nam

Đẩy mạnh phát triển TMĐT cho các doanh nghiệp Việt Nam trong và sau bối cảnh đại dịch là một chiến lược quan trọng khi điều kiện kinh doanh vô cùng biến động. Vì vậy, cần có cách tiếp cận khoa học và phù hợp với thực tiễn. Các doanh nghiệp cần chú trọng hoạt động TMĐT và chuyển đổi số, chuyển dịch mô hình kinh doanh số. Các doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình thích ứng chiến lược VUCA như sau:  

Nâng cao tầm nhìn (Vision): các doanh nghiệp cần nhanh chóng nâng cao tầm nhìn trong điều kiện phức tạp, tập trung vào giá trị khách hàng và gắn kết khách hàng. Tạo điều kiện cho trí tuệ trong đổi mới sáng tạo, tập trung vào các sản phẩm, dịch vụ mới, hoặc thị trường mới, phân khúc mới, chuyển đổi mô hình kinh doanh TMĐT để có tầm nhìn xa hơn về thị trường. Tập trung các nguồn lực để thâm nhập vào thị trường số, uốn nắn hoạt động TMĐT khi thị trường còn mới theo hướng tạo giá trị mới, trải nghiệm mới cho khách hàng.

Tăng cường hiểu biết (Understanding): các doanh nghiệp cần tranh thủ thời gian để học tập nâng cao tri thức kinh doanh. Nỗ lực để đồng cảm, chấp nhận những quan điểm khác nhau và cố gắng phối hợp để làm việc cùng nhau sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tạo môi trường nội bộ khuyến khích sự phong phú của các ý tưởng sáng tạo, hỗ trợ những ý tưởng vẫn đang hình thành, học tập hiệu quả từ các nguyên mẫu. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trước tiên phải thực sự hiểu được điểm mạnh và điểm yếu tiềm năng của tổ chức để chọn ra những chiến lược tốt nhất phù hợp với lợi thế của mình. Kiên trì thử nghiệm các mô hình kinh doanh số cho đến khi vào được thị trường. Nắm vững hệ thống pháp luật trong TMĐT như Luật Giao dịch điện tử, Nghị định TMĐT để kịp thời cập nhật những thay đổi quan trọng, nhằm quản lý TMĐT hiệu quả hơn.

Can đảm vượt khó (Courage): lãnh đạo doanh nghiệp cần sự can đảm để đối diện với những thử thách và dám đưa ra các quyết định táo bạo, đầy rủi ro, thậm chí kết cục có thể là thất bại. Vì vậy cần định hướng truyền thông nội bộ nhằm truyền đạt quyết tâm và ý chí của doanh nghiệp đến mọi thành viên. Động viên và củng cố tinh thần làm việc cho toàn doanh nghiệp để đoàn kết trở nên kiên cường và can đảm để quyết tâm thực hiện các mục tiêu mang giá trị đến cho khách hàng và xã hội, trở thành doanh nghiệp có ích cho cộng đồng và được khách hàng tin tưởng. Hỗ trợ các hoạt động đổi mới, sáng tạo tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào phát triển TMĐT. Mạnh dạn hợp tác các đối thủ cạnh tranh, gọi vốn  đầu tư, hợp tác với các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ nhất là TMĐT tại Việt Nam. Doanh nghiệp cần chủ động hơn trong phát triển nguồn nhân lực TMĐT có chất lượng, có tinh thần. Tích cực hợp tác với các trường đại học, cao đẳng để cung cấp nhân lực TMĐT theo yêu cầu. Đẩy mạnh hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiện có từ trong doanh nghiệp. 

Thích ứng linh hoạt (Adaptability): các doanh nghiệp phải cần linh hoạt để thích ứng với môi trường kinh doanh thay đổi liên tục. Cần chấp nhận sự thay đổi luôn xảy ra và không thể cưỡng lại để mọi thành viên trong doanh nghiệp có thể chấp nhận làm việc tại nhà, hoặc sống tại nhà máy và tương tác ảo trong công việc và cuộc sống như một giải pháp sẵn sàng, không chỉ vài tháng mà có thể nhiều năm. Xây dựng một số chính sách nhất quán tập trung vào cung cấp giá trị khách hàng nhằm ứng phó với tình huống kinh doanh liên tục thay đổi. Tạo môi trường thuận lợi để người dùng có thể tiếp tục tích cực tham gia giao dịch TMĐT trong mọi lĩnh vực của công việc và cuộc sống. Dịch bệnh CoVID-19 là cơ hội tốt để nhân viên và doanh nghiệp tích cực hợp tác, cùng tham gia chuyển đổi số và ứng dụng TMĐT. Các doanh nghiệp cần tạo môi trường thuận lợi để khách hàng có thể tiếp tục tích cực tham gia giao dịch TMĐT. Các doanh nghiệp phải dần quen và muốn tiếp tục tận dụng các hệ thống TMĐT đa kênh (multi-channel) hay hợp kênh (omni-channel) tạo nên sự kết hợp rất tốt cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tận dụng nguồn lực sẵn có của các sàn TMĐT hiện nay để tiếp cận khách hàng. Cần định hướng cung ứng sản phẩm có chất lượng, có truy xuất nguồn gốc đầy đủ. Sử dụng các công cụ marketing số một cách bài bản có sự phối hợp, khai thác cáng công cụ mới đang có hiệu quả cao như video ngắn, livestream, lan tỏa thông qua các mạng xã hội.

Kết luận

Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước một cơ hội mới để bứt phá nếu thích ứng kịp thời với môi trườgn kinh doanh mới do đại dịch CoVID-19 tạo ra. Việc người dùng và các doanh nghiệp tích cực chuyển đổi số và ứng dụng TMĐT là một sức ép bắt buộc sẽ làm thay đổi thói quen và hành vi của họ. Sau đại dịch chắc chắn các hoạt động TMĐT tiếp tục có cơ hội phát triển. Các doanh nghiệp cần phải tranh thủ thờ igian để xây dựng thương hiệu, cải tiến quy trình kinh doanh, thực hiện các giao dịch có trách nhiệm và chăm sóc khách hàng chu đáo. Cùng với thái độ tích cực với xã hội trong giai đoạn dịch bệnh sẽ nhận được sự ủng hộ của người dùng. Người dùng sẽ dần có xu hướng mạnh dạn tham gia vào các giao dịch TMĐT và nâng cao lòng tin vào những doanh nghiệp kinh doanh có uy tín. Số lượng giao dịch thương mại sau đại dịch sẽ tiếp tục tăng khi nền kinh tế hoạt động và tăng tốc trở lại, cũng như thu nhập của người dân tăng lên.

Tài liệu tham khảo

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (2021), Sách trắng TMĐT Việt Nam 2021,

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2021), Báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam năm 2021,

Wearesocial & Hootsuite (2021), Digital Vietnam 2021,

Bill George (2017) VUCA 2.0: A Strategy for Steady Leadership in an Unsteady World, Forbes Magazine

Warren Bennis & Burt Nanus (1987). Leaders: Strategies for Taking Charge.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714135335 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714135335 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10