Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Dưới chờ trên, trên bảo "cứ làm" nhưng dưới “sợ”

Diendandoanhnghiep.vn Phân cấp, phân quyền chưa rõ dẫn đến tình trạng dưới chờ trên, trên bảo dưới cứ làm nhưng dưới “sợ”. Phân bổ các dự án nhỏ lẻ, manh mún, giao vốn chậm, nhỏ giọt….

>>Kết quả lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh tại Quốc hội

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh tại phiên thảo luận về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia, ngày 30/10.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.

Giải trình, làm rõ một số nội dung đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, trong quá trình giám sát đã tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động của các cấp các ngành.

"Không ai sinh ra lại muốn mình nghèo"

Về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết khác với nhiệm kỳ trước, nhiệm kỳ này công việc đòi hỏi phải cao hơn, khó hơn vì không chỉ giảm nghèo về thu nhập mà đòi hỏi giảm nghèo đa chiều, cao hơn và toàn diện hơn.

Thời gian vừa qua, bên cạnh những quyết tâm, việc triển khai Chương trình gặp không ít khó khăn, thách thức, trong đó nguyên nhân khách quan tác động từ dịch bệnh Covid-19, tình hình thiên tai, lũ bão, sạt lở ảnh hưởng rất nhiều đến việc triển khai chương trình.

“Tuy nhiên, với sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị đặc biệt là các địa phương, sự vươn lên của các hộ nghèo, hộ cận nghèo đã đạt được kết quả rất đáng ghi nhận”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Phân tích những khó khăn trong quá trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững nói riêng và ba Chương trình mục tiêu quốc gia nói chung. 

Trong đó, đối với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, không ai sinh ra và lớn lên lại muốn mình nghèo và không ai không muốn thoát nghèo.

Hiện nay, không còn chính sách cho không mà đã chuyển hoàn toàn sang hỗ trợ có điều kiện. Thời gian qua có hàng trăm hộ nghèo tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo và chủ động nhường quyền lợi hỗ trợ cho người khác và mong muốn chủ động phấn đấu thoát nghèo.

Đối với các hộ nghèo không có khả năng lao động, không có khả năng thoát nghèo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang phối hợp với Bộ Tài chính tham mưu cho Chính phủ đưa ra các tiêu chí để những người này có cuộc sống tốt hơn hoặc không thấp hơn hộ nghèo. 

Về hỗ trợ nhà ở, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết theo tinh thần Quyết định 90 và Nghị quyết 24 của Quốc hội, phấn đấu trong nhiệm kỳ này xóa được khoảng 100.000 căn hộ dột nát khó khăn của hộ nghèo ở 74 huyện nghèo.

, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan.

Giải trình, làm rõ một số nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đánh giá trong thời gian qua, nhất là những thành tựu sau 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn nước ta, được bạn bè quốc tế công nhận. 

Trước một số tồn tại hạn chế được chỉ ra, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan thẳng thắn nhìn nhận, đối với vấn đề như hệ thống văn bản hướng dẫn cồng kềnh xuất phát từ quan điểm tiếp cận đa mục tiêu, cùng với đó sự phối hợp trên dưới, ngang dọc chưa chặt chẽ, khi thiết kế chương trình phức tạp nhưng nguồn lực hạn chế.

Do đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá đề xuất xem xét lại cơ chế ủy quyền, phân cấp, nhất là về nguồn vốn cho cấp huyện là một giải pháp khả thi.

“Trong bối cảnh này, bên cạnh mục tiêu giải ngân cũng phải đảm bảo được tất cả những chỉ tiêu, những mục tiêu đưa ra để có được nông thôn mới phát triển bền vững”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Vẫn theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, những kết quả đạt được hôm nay có thể chậm, chưa đạt được mục tiêu nhưng đó cũng là những cố gắng rất lớn của các địa phương khi mà nguồn lực hỗ trợ từ trung ương giảm gần một nửa nhưng mục tiêu đó không thay đổi.

Mặc dù ghi nhận sự cố gắng của các địa phương là rất nhiều, nhưng Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá trong thời điểm hiện nay đã bắt đầu “đuối”.

>>Quốc hội thông qua danh sách lấy phiếu tín nhiệm

>>Nghị quyết số 43/2022/QH15: Quyết sách đúng đắn, kịp thời của Quốc hội

Kỳ vọng chương trình “về đích” đúng hạn

Tham gia phát biểu làm rõ thêm các vấn đề được các đại biểu quan tâm, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đánh giá cao những ý kiến trách nhiệm, giàu tinh thần xây dựng của các đại biểu Quốc hội nhằm góp phần giúp các chương trình này “về đích” đúng hạn, đáp ứng kỳ vọng của nhân dân cả nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang.

Về tình hình chung, so với khi báo cáo ở Kỳ họp thứ 5, việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong cơ chế chính sách ứng xử với nguồn vốn đầu tư phát triển. Đối với nguồn vốn sự nghiệp, hiện đã có thông báo dự kiến vốn sự nghiệp của giai đoạn để các địa phương bố trí nguồn vốn đối ứng.

Về vấn đề phân cấp, Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, từ đầu năm đến nay tất cả các sửa đổi văn bản có liên quan đều tuân thủ nguyên tắc này và đã đem lại kết quả thiết thực. Chính lãnh đạo ở địa phương mới biết làm như thế nào là tốt nhất.

Giải pháp này đã giúp các địa phương có thể giải quyết các vấn đề thực tiễn, thuận tiện trong lồng ghép các chương trình ở cùng một cấp thẩm quyền. Tới đây, Chính phủ sẽ trình thí điểm mỗi tỉnh lựa chọn một địa phương cấp huyện để thí điểm trộn 3 Chương trình mục tiêu quốc gia về nguồn vốn, nếu nguồn vốn sự nghiệp dùng không hết thì có thể chuyển thành nguồn vốn đầu tư phát triển. Đây là giải pháp tháo gỡ nút thắt lớn trong vấn đề này. 

Toàn cảnh phiên thảo luận.

Toàn cảnh phiên thảo luận.

Về tỷ lệ vốn trung ương – địa phương, Phó Thủ tướng cho biết, mỗi chương trình có một tỷ lệ nhất định. Ghi nhận và chia sẻ những khó khăn của các địa phương trong giai đoạn hiện nay, Phó Thủ tướng nêu rõ các nội dung này nằm trong kế hoạch trung hạn và đâu đó được áp dụng theo luật, nên chỉ trường hợp cá biệt thì mới vận dụng linh hoạt từ nguồn vốn dự phòng hoặc nguồn tiết kiệm chi để ứng xử với từng dự án đặc biệt.

Về việc chuyển vốn, khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã dựa trên nguyên tắc cố gắng phấn đấu để vốn năm 2022 giải ngân hết trong năm nay, tuy nhiên, điều đó được tiên liệu với điều kiện tại phiên họp lần này, chúng ta có thể giải quyết cơ chế đặc thù như nhiều đại biểu đề cập.

Hiện chúng ta còn tháng 11, tháng 12 và tháng Giêng năm sau để giải ngân vốn của năm 2022. Phó Thủ tướng mong muốn Quốc hội coi đây là trường hợp đặt biệt để cho phép chuyển nguồn năm 2022 đến 31/12/2024 để tránh bị cắt vốn sự nghiệp, trong khi nguồn vốn cho các chương trình rất hạn hẹp, mục tiêu đặt ra rất lớn lao. 

Về điều chỉnh mục tiêu, chỉ tiêu, đối tượng, Phó Thủ tướng cho biết hiện đang có nhiều vấn đề ở nội dung này, trong tháng 11, Chính phủ sẽ giải quyết cơ bản hơn một nửa số nội dung đã nêu. Các nội dung còn lại sẽ được giải quyết khi có cơ chế đặc thù phù hợp.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Dưới chờ trên, trên bảo "cứ làm" nhưng dưới “sợ” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714437943 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714437943 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10