Các công ty sản xuất khẩu trang mang mối lo thiếu nguyên liệu

Diendandoanhnghiep.vn Đơn vị sản xuất khẩu trang tại Hà Nội cho biết, khó khăn lớn nhất hiện nay là tìm nguồn nguyên liệu để đảm bảo sản xuất.

Thị trường khẩu trang vẫn không bớt hạ nhiệt sau yêu cầu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội nghị trực tuyến các địa phương về phòng chống dịch sẽ rút giấy phép các hiệu thuốc nếu tăng giá khẩu trang vô tội vạ. Nhiều hiệu thuốc đã bị phạt khi Quản lý thị trường đến kiểm tra, chợ thuốc Hapulico sáng nay các cửa hàng đã đồng loạt treo biển dừng bán khẩu trang và nước rửa tay khô.

Bộ Công Thương hiện nay vẫn đang làm việc sát sao với các công ty sản xuất khẩu trang và tự tin cho rằng nguồn cung trong nước sẽ đủ đáp ứng nhu cầu.

Đơn vị sản xuất khẩu trang tại Hà Nội cho biết, khó khăn lớn nhất hiện nay là tìm nguồn nguyên liệu để đảm bảo sản xuất.

Đơn vị sản xuất khẩu trang tại Hà Nội cho biết, khó khăn lớn nhất hiện nay là tìm nguồn nguyên liệu để đảm bảo sản xuất.

Mặc dù vậy, một số công ty sản xuất khẩu trang đang gặp một vấn đề: đó là nguyên liệu dùng để làm màng kháng khuẩn lại nhập khẩu 70% từ thị trường Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc đang hạn chế giao thương.

Nguyên liệu sản xuất chính sản xuất khẩu trang y tế gồm vải không dệt, vải lọc kháng khuẩn và than hoạt tính. Vải không dệt trong nước đã sản xuất được, còn vải lọc kháng khuẩn và than hoạt tính hiện trong nước chưa sản xuất nên phải nhập khẩu. Để sử dụng trong phòng dịch chỉ cần loại khẩu trang 3 lớp, loại 4 lớp sử dụng chủ yếu trong các cơ sở y tế.

Khẩu trang dùng một lần có màng lọc khàng khuẩn thì nguyên liệu này phải nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 70%. Khoảng 30% còn lại có thể mua từ Ấn Độ, Malaixia, Indonesia, Đài Loan, Ai Cập, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu (Pháp, Ý).

Trung Quốc cấm xuất khẩu cả sản phẩm và nguyên liệu. Hàn Quốc và Nhật Bản khan hàng, không có hàng để bán và xuất khẩu. Ấn Độ cấm xuất khẩu sản phẩm, không cấm xuất khẩu nguyên liệu. Châu Âu thì giá rất cao.

Các nước còn lại, doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn nguyên liệu và nếu tiếp cận được thì giá rất cao. Trường hợp dịch lan rộng tại các nước này, dự báo thời gian tới sẽ khó khăn hơn trong việc nhập khẩu.

Máy móc thiết bị sản xuất mặt hàng này, theo Bộ Công Thương, chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc. Khi chưa có dịch, để nhập được máy móc thiết bị phải đặt trước khoảng 6 tháng mới có hàng. Trong điều kiện hiện nay, Trung Quốc cấm xuất khẩu máy móc và thời gian đặt hàng lên đến 6 tháng thì các doanh nghiệp hầu như không thể mở rộng sản xuất.

Theo Bộ Y tế, hiện có 38 doanh nghiệp sản xuất khẩu trang y tế, trong đó có khoảng 11 đơn vị sản xuất quy mô lớn với năng lực sản xuất 1,245 triệu chiếc mỗi ngày.

Đối với khẩu trang vải, số lượng doanh nghiệp trong ngành dệt may lên đến 7.000. Việc tham gia sản xuất khẩu trang vải không đòi hỏi nhiều về thay đổi quy trình, máy móc, có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, cơ quan này cho biết, đây chỉ là các khẩu trang thông thường, chưa được công nhận là khẩu trang y tế, do vậy khả năng thị trường chấp nhận đến đâu còn chưa xác định được.

Công ty Tanaphar: Nguyên liệu chỉ sản xuất thêm trong vòng 1 tuần

Công ty CP Tanaphar là công ty chuyên sản xuất khẩu trang tiệt trùng sử dụng cho các cơ sở y tế. Công ty sản xuất 02 loại khẩu trang gồm: loại 3 lớp có vải lọc kháng khuẩn và loại 04 lớp có thêm lớp than hoạt tính, với công suất từ 50.000 đến 60.000 sản phẩm mỗi ngày. Với nhu cầu gia tăng hiện nay Công ty đang sản xuất đạt mức tối đa là 24/24h mỗi ngày để cung cấp cho thị trường. Giá bán buôn khoảng 30.000 đồng/hộp 50 chiếc, không tăng giá. Tuy nhiên với nguồn nguyên liệu hiện có, Công ty chỉ có thể sản xuất thêm trong vòng một tuần.

Công ty nhập khẩu vải lọc kháng khuẩn từ Trung Quốc. Giá nhập khẩu từ Trung Quốc trước dịch là 2 USD/kg vải lọc kháng khuẩn, hiện đã tăng lên 12 USD/kg. 1 tấn vải lọc kháng khuẩn sản xuất được 1,5 triệu khẩu trang.

Hiện nay nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc không còn nữa do Trung Quốc cấm xuất khẩu cả sản phẩm và nguyên liệu sản xuất khẩu trang và máy móc sản xuất khẩu trang. Công ty đang liên hệ nhập khẩu nguyên liệu từ Ấn Độ, nhưng cũng đang gặp khó khăn trong giao dịch và giá cũng tăng rất mạnh lên mức 10-12 USD/kg. Công ty mong muốn Bộ Công Thương hỗ trợ trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Tanaphar cho rằng hiện nguyên liệu để sản xuất trong cả nước đang rất căng thẳng và chỉ có thể đáp ứng sản xuất trong khoảng 7-10 ngày tới nếu không có nguyên liệu mới nhập về. Nhu cầu hiện nay trong cả nước đối với loại khẩu trang 3 lớp cho cộng đồng dân cư vào khoảng 100 tấn/tháng tương đương khoảng 150 triệu chiếc.

Công ty dược phẩm Đại Uy: Sẽ sản xuất được 1 tỷ khẩu trang

Trong khi đó, CTCP Dược phẩm Đại Uy mới đầu tư sản xuất khẩu trang trong 1 năm gần đây bên cạnh ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất thực phẩm chức năng.

Công ty có 2 dàn máy tự động (6-10 công nhân/máy) sản xuất khẩu trang 3 lớp hoặc 4 lớp, không có lớp than hoạt tính, mỗi ngày sản xuất được 50.000 chiếc khẩu trang, nếu tăng ca hết công suất có thể sản xuất được 100.000/chiếc. Hiện Công ty đang cho công nhân chạy máy 24/24h.

Công ty không bán sản phẩm ra ngoài, chỉ cung cấp cho khách hàng của Công ty với giá bán 30.000 đồng hộp 50 chiếc, không tăng giá bán. Dự kiến trong tuần tới Công ty sẽ cung cấp khẩu trang cho Tổng cục Quản lý thị trường và Cục Xuất nhập cảnh mỗi đơn vị 15.000 chiếc để trang bị cho cán bộ đi làm nhiệm vụ.

Công ty không nhập khẩu màng lọc kháng khuẩn từ nước ngoài mà mua từ Công ty thương mại trong nước (Công ty TNHH Ánh Minh) và nguyên liệu này được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan. Giá mua nguyên liệu này đã tăng lên 120.000 đồng/kg (trước đó Công ty mua với giá 60.000 đồng/kg). Các nguyên liệu này đều được nhập khẩu về trước dịch nên trong thời gian tới giá nhập khẩu tăng thì giá mua chắc chắn sẽ cao hơn.

Hiện Công ty còn trong kho khoảng 2 tạ màng lọc kháng khuẩn và đang làm việc với Công ty Ánh Minh cung cấp tiếp 5 tạ để sản xuất khoảng 1 tỷ sản phẩm.

Vinatex huy động doanh nghiệp sản xuất khẩu trang kháng khuẩn

Để tránh tình trạng khan hiếm, đầu cơ nhằm trục lợi của một số Nhà thuốc, đơn vị cung ứng khẩu trang y tế như thời gian vừa qua, ông Lê Tiến Trường - Tổng giám đốc Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết: Ngay khi được sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trong những ngày cuối tuần sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, Tập đoàn đã có điện khẩn gửi các đơn vị thành viên, nhất là 2 đơn vị Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân và Tổng công ty May Đồng Nai.

Dệt kim Đông Xuân là đơn vị sản xuất vải dệt kim kháng khuẩn, còn May Đồng Nai sản xuất vải không dệt kháng khuẩn để cung ứng cho một số đơn vị ngành may như: May 10, May Hưng Yên, Việt Tiến, Dệt May Huế, Dệt May Hòa Thọ, Hanosimex,… để sản xuất các loại khẩu trang kháng khuẩn.

Theo lãnh đạo Tập đoàn, từ trước tới nay Tập đoàn và các đơn vị thành viên sản xuất các mặt hàng chính không phải là khẩu trang, nhưng do yêu cầu cấp bách và chỉ đạo của Chính phủ, nên các doanh nghiệp thành viên đã tổ chức thiết kế, xây dựng quy trình may, cũng như đào tạo công nhân, triển khai quy trình sản xuất, sử dụng 1 số chuyền may để sản xuất khẩu trang.

Những ngày đầu, do là mặt hàng mới, nên mỗi công nhân chỉ sản xuất trung bình được khoảng 100 sản phẩm/ngày. Tuy nhiên đến nay đã nâng được công suất lên 300 – 400 sản phẩm/người/ngày. Dự kiến, trong thời gian tới sẽ cung ứng được ra thị trường từ 300 – 400 nghìn sản phẩm/ngày và phục vụ ngay tại địa phương - những nơi mà doanh nghiệp trú đóng.

Tập đoàn và các đơn vị thành viên sản xuất các mặt hàng chính không phải là khẩu trang, nhưng do yêu cầu cấp bách và chỉ đạo của Chính phủ, nên các doanh nghiệp thành viên đã tổ chức thiết kế, xây dựng quy trình may, cũng như đào tạo công nhân, triển khai quy trình sản xuất, sử dụng 1 số chuyền may để sản xuất khẩu trang.

Cũng theo ông Trường, mặc dù thời điểm này là cao điểm sản xuất cho các đơn hàng hè thu năm 2020, nhưng với trách nhiệm xã hội, nhiều doanh nghiệp đã phải bố trí lại, ưu tiên năng lực để sản xuất ra một mặt hàng hoàn toàn mới là khẩu trang.

“Bên cạnh sản xuất, trong thời gian tới, Tập đoàn và các đơn vị thành viên cũng sẽ phát miễn phí gần nửa triệu khẩu trang cho các địa phương nơi có doanh nghiệp trú đóng” ông Trường khẳng định.

Cụ thể, Tập đoàn sẽ phát 100 nghìn khẩu trang; Hanosimex 40 nghìn chiếc; Tổng công ty May Hưng Yên 50 nghìn chiếc; May 10 sẽ phát 50 nghìn chiếc; Dệt May Huế phát trên địa bàn Thừa Thiên Huế và Quảng Bình 60.000 sản phẩm; Dệt May Hòa Thọ phát trên địa bàn Đà Nẵng 50 nghìn; May Đồng Nai 100 nghìn sản phẩm.

Đồng thời, lãnh đạo Tập đoàn cũng đã có chỉ đạo cho Dệt kim Đông Xuân và May Đồng Nai dồn lực sản xuất 2 mặt hàng vải chủ đạo là vải dệt kim kháng khuẩn và vải không dệt kháng khuẩn để cung cấp cho các đơn vị ngành may.

Dự kiến công suất tối đa của Dệt kim Đông Xuân sẽ đủ cung cấp cho 300 – 400 nghìn sản phẩm/ngày, còn đối với May Đồng Nai sẽ đảm bảo đủ cung ứng cho thị trường vải không dệt kháng khuẩn dùng cho may sản phẩm khẩu trang dùng 1 lần.

Theo Thứ trưởng Trương Quốc Cường, Bộ Công thương đang liên hệ tìm nguồn nguyên liệu sản xuất khẩu trang tại các thị trường Nam Phi, Ai Cập, Ấn Độ... cung ứng đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước.

Các đơn vị cũng cần nỗ lực, cố gắng, chủ động tìm nguồn cung cấp nguyên liệu, đồng thời thực hiện chặt chẽ việc cung ứng, tránh tình trạng đầu cơ, găm hàng.

Theo báo cáo của các nhà sản xuất trong nước lên Bộ Y tế, quy mô sản xuất mỗi ngày trung bình của các doanh nghiệp là khoảng 3 triệu chiếc khẩu trang. Với tiến độ sản xuất này, nguồn cung khẩu trang sẽ ổn định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Các công ty sản xuất khẩu trang mang mối lo thiếu nguyên liệu tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714265921 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714265921 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10