Cần có chính sách đột phá để ca cao Việt Nam vươn ra thế giới!

Diendandoanhnghiep.vn Ca cao được đánh giá loại cây đầy tiềm năng, trở thành mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, việc đầu tư cho loại cây này còn khá manh mún, thiếu chính sách mang tính đột phá.

Trồng xen canh để gia tăng thu nhập

Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành trong ngành ca cao, Ấn Độ được đánh giá là nước có mức độ tiêu thu cacao lớn nhất Thế giới. Trong khi bối cảnh nguồn cung tại chỗ của mặt hàng này cũng như trên thị trường thế giới ngày càng suy giảm. Và điều này đã khiến cho các chuyên gia nước này phải đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có việc khuyến khích người dân trồng xen canh ca cao dưới tán dừa để đem lại hiệu quả cao hơn cho nông dân, đồng thời giảm áp lực nhập khẩu cho chính nước này.

Cần có chính sách đểTạo điều kiện hỗ trợ giúp bà con nông dân trồng ca cao dưới tán cây khác như cây Điều, Tiêu, Cao Su, Bưởi, Sầu riêng… gia tăng thu nhập, gia tăng giá trị sử dụng đất

Cần có chính sách để tạo điều kiện hỗ trợ giúp bà con nông dân trồng ca cao dưới tán cây khác như cây Điều, Tiêu, Cao Su, Bưởi, Sầu riêng… gia tăng thu nhập, gia tăng giá trị sử dụng đất.

Theo số liệu, tổng nhu cầu về ca cao để sản xuất sôcôla và những sản phẩm khác của Ấn Độ vào khoảng 20.000 tấn/năm, trong khi đó sản lượng của nước này chỉ đạt khoảng 9.500 tấn/năm. Để lấp đầy số lượng thiếu hụt trên, các nhà sản xuất đã nhập khẩu 60% số lượng ca cao từ các quốc gia khác như: Ghana, Brazin, Mêxicô và Inđônêsia… Do đó đây là một cơ hội rất lớn đối với Việt Nam, đặc biệt, khí hậu của Việt Nam lại khá phù, thích nghi cho việc trồng cây ca cao.

Theo ông Nguyễn Cảnh Cường - Tham tán Thương mại Việt Nam tại EU và Vương Quốc Bỉ, cho biết: Sản phẩm ca cao Việt Nam được đánh giá là một trong những sản phẩm ngon nhất thế giới, do các đặc tính về thổ nhưỡng, khí hậu và quá trình lên men tốt. Tại EU, nhiều khách hàng, doanh nhân khi được nếm thử ca cao Việt Nam đều trầm trồ, khen ngợi. Ở một số quốc gia như: Đức, Bỉ… có sản phẩm sữa ca cao rất nổi tiếng nhưng các nước này phần lớn lại không trồng, cũng như không sản xuất. Và đây chính là cơ hội để ca cao Việt Nam có thể thâm nhập thị trường và tìm kiếm thêm đối tác tiêu thụ - ông Cường nói.

Theo thông tin mới nhất, Hội đồng ca cao Quốc tế (ICC) cũng đã xếp Việt Nam vào nhóm những nước trồng Ca cao có sản phẩm ca cao đạt hương vị tốt với 40% sản lượng ca cao đạt hương vị tốt (fine flavour). Việt Nam xếp thứ 23 trong tổng số khoảng 60 quốc gia trên thế giới có sản xuất ca cao.

Theo thống kê, tính đến năm 2018, diện tích trồng ca cao cả nước năm khoảng trên 6.500ha, sản lượng hạt ước đạt 2000 tấn/năm, tập trung chủ yếu 15 tỉnh ở khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long

Theo thống kê, tính đến năm 2018, diện tích trồng ca cao cả nước năm khoảng trên 6.500ha, sản lượng hạt ước đạt 2000 tấn/năm, tập trung chủ yếu 15 tỉnh ở khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

Theo ông Nguyên Tuấn Vượng – Trưởng điều hành Công ty ca cao Acom tại Việt Nam, cho biết: Theo thống kê, tính đến năm 2018, diện tích trồng ca cao cả nước năm khoảng trên 6.500ha, sản lượng hạt ước đạt 2000 tấn/năm, tập trung chủ yếu 15 tỉnh ở khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ chủ yếu trồng xen cây điều, còn tại ĐBSCL trồng xen dừa và cây ăn quả.

Lễ ký kết hợp đồng mua bán Cacao giữa Công ty TNHH Vostochanaya Belarus (Ucraina) và Công ty TNHH Cacao Phạm Minh (Việt Nam), dưới sự chứng kiến của các lãnh đạo 2 nước

Lễ ký kết hợp đồng mua bán Cacao giữa Công ty TNHH Vostochanaya Belarus (Ucraina) và Công ty TNHH Cacao Phạm Minh (Việt Nam), dưới sự chứng kiến của các lãnh đạo 2 nước, tại Hội nghị Diễn đàn Thương mại Việt Nam - Đông Âu.

Theo thông tin từ Cục Trồng trọt, doanh nghiệp ca cao tại Việt Nam vẫn là đầu tàu dẫn dắt phát triển sản xuất ca cao theo hướng thâm canh, chất lượng, sản xuất chứng nhận thương hiệu, xuất khẩu quốc tế… Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có chương trình phát triển cây ca cao với quy mô lớn. Vì vậy, để cây ca cao trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, cần có chính sách hỗ trợ phát triển, giúp nông dân nguồn giống, vốn và kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, sơ chế...

Cần có chính sách đột phá

Ông Đặng Tường Khanh – Giám đốc Công ty TNHH Ca Cao Trọng Đức cho biết; Theo thời điểm hiện nay, giá ca cao dao động khoảng 6000 – 6200/kg, cứ 1 hecta ca cao trồng xen canh người nông dân sẽ cho thu nhập khoảng 80 triệu/năm sau khi trừ chi phí.

Tuy nhiên, để hiệu quả cần có một số giải pháp quan trọng được đề xuất nhằm khắc phục khó khăn, phát triển ca cao bền vững, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cụ thể, trong quy hoạch cần rà soát và đánh giá thực trạng tình hình phát triển ca cao tại các địa phương; ứng dụng rộng rãi khoa học công nghệ trong quá trình thâm canh; gắn kết thu mua và quản lý chất lượng hạt ca cao; có các cơ chế chính sách phát triển gắn với tổ chức lại sản phẩm và tiêu thụ ca cao một cách hiệu quả…Bên cạnh đó, cần phải chú trọng tới những vùng tập trung có điều kiện sinh thái, đất đai, quy mô lớn thích hợp. Đồng thời, có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, xây dựng vùng sản xuất tập trung thông qua liên kết sản xuất với nông dân – ông Khanh nói.

Theo thời điểm hiện nay, giá ca cao dao động khoảng 6000 – 6200/kg, cứ 1 hecta ca cao trồng xen canh người nông dân sẽ cho thu nhập khoảng 80 triệu/năm sau khi trừ chi phí

Theo thời điểm hiện nay, giá ca cao dao động khoảng 6000 – 6200/kg, cứ 1 hecta ca cao trồng xen canh người nông dân sẽ cho thu nhập khoảng 80 triệu/năm sau khi trừ chi phí

Theo kiến nghị của một số doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu ca cao: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần xây dựng đề án phát triển giống ca cao dài hạn, tầm nhìn đến năm 2030. Đối với các tỉnh có diện tích trồng ca cao rộng lớn, cần có biện pháp thúc đẩy phát triển phù hợp. Vận dụng các cơ chế, chính sách hiện hành nhằm hỗ trợ vốn, đất đai, thuế… Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất ca cao tập trung, xây dựng cánh đồng lớn và liên kết sản xuất gắn với đầu tư chế biến sâu, tạo giá trị sản phẩm chất lượng quốc tế.

 Theo Ban Điều phối phát triển ca cao Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trên cơ sở thực trạng phát triển cây ca cao và sản phẩm ca cao, trong năm 2019, cần phải tập trung cho các hoạt động trọng tâm như: Tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, thành lập các nhóm hợp tác trong sản xuất và chế biến ca cao…

Bên cạnh đó, các cơ quan ban ngành, các cấp ban hành chủ trương, chính sách theo thẩm quyền nhằm phát triển loại cây ca cao đầy tiềm năng này ổn định, bền vững. Tạo điều kiện hỗ trợ giúp bà con nông dân trồng ca cao dưới tán cây khác như cây Điều, Tiêu, Cao Su, Bưởi, Sầu riêng… gia tăng thu nhập, gia tăng giá trị sử dụng đất... Các cơ quan nghiên cứu chuyển giao kiến thức, kinh nghiệm cho doanh nghiệp, nông dân về giống, chăm sóc, thu mua, sơ chế, chế biến ca cao.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần có chính sách đột phá để ca cao Việt Nam vươn ra thế giới! tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715885601 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715885601 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10