Cần linh hoạt cách chấm điểm, xếp hạng các tổ chức tín dụng

Diendandoanhnghiep.vn Góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 52/2018/TT-NHNN quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, VCCI cho rằng, cần linh hoạt cách chấm điểm, xếp hạng…

>> Còn quy định tại Dự thảo Thông tư quy hoạch băng tần cần được cân nhắc

Trả lời Công văn số 1986/TTGSNH4 của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng về việc góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 52/2018/TT-NHNN quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Dự thảo), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, mục đích của xếp hạng các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là giúp các tổ chức tín dụng tự nhìn vào tổ chức, hoạt động của mình, đồng thời phục vụ cơ quan quản lý ban hành chính sách, thanh tra, giám sát thị trường tài chính, ngân hàng và bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.

Vì vậy, VCCI đề nghị Ban soạn thảo xem xét, cân nhắc góp ý của các tổ chức tín dụng (đối tượng chịu sự tác động trực tiếp – đã có ý kiến).

VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc góp ý của các đối tượng chịu tác động trực tiếp - Ảnh minh họa

VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc góp ý của các đối tượng chịu tác động trực tiếp - Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, về chia nhỏ các mức xếp hạng để phân loại tổ chức tín dụng được chính xác hơn, Dự thảo Thông tư quy định 4 mức xếp hạng của các tổ chức tín dụng là: A-B-C-D-E dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng CAMELS đã được sử dụng phổ biến trên thế giới. Hệ thống này đã được sử dụng lâu dài bởi nhiều quốc gia, được coi là thước đo tiêu chuẩn sức khoẻ của các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, theo VCCI, nghiên cứu chính sách về xếp hạng doanh nghiệp và hoạt động dịch vụ xếp hạng doanh nghiệp trên thế giới cho thấy: dù việc xếp hạng các tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài của Thông tư không có mục đích và quy trình giống các bảng xếp hạng quốc tế như Standard & Poors, Moody’s, Fitch Ratings (các xếp hạng này dựa trên nhu cầu của thị trường, của bản thân các ngân hàng, các bên thứ ba khác vì vậy rất cần chi tiết) và việc xếp hạng cũng mới được áp dụng từ năm 2019 nhưng cần thiết xem xét chia nhỏ các mức xếp hạng thay vì chỉ có 5 mức: A-B-C-D-E như hiện tại để đánh giá sát hơn tình hình của tổ chức tín dụng, từ đó có ứng xử tương ứng với từng tổ chức tín dụng được chính xác và hiệu quả hơn.

Bởi, hiện tại, các xếp hạng B được tính như sau: “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xếp hạng B (Khá) nếu Tổng điểm xếp hạng nhỏ hơn 4,5 và lớn hơn hoặc bằng 3,5”. Đây là khoảng điểm có sự khác biệt tương đối lớn, bởi điểm được cộng, trừ tới 0,05/0,1 (khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 16, khoản 2 Điều 19 Dự thảo) sẽ khiến cho tổ chức tín dụng được 4,4 điểm và tổ chức tín dụng được 3,5 điểm dù có sự chênh lệch lớn về mức độ rủi ro/tuân thủ nhưng vẫn được xếp cùng hạng. Tương tự với cách xếp hạng C (nhỏ hơn 3,5 và lớn hơn hoặc bằng 2,5); hạng D (nhỏ hơn 2,5 và lớn hơn hoặc bằng 1,5).

Bên cạnh đó, cần linh hoạt cách chấm điểm, xếp hạng tổ chức tín dụng - Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, cần linh hoạt cách chấm điểm, xếp hạng tổ chức tín dụng - Ảnh minh họa

VCCI cho rằng, nếu không có các mức xếp hạng chi tiết hơn thì có thể dẫn đến tình trạng đánh đồng các tổ chức tín dụng với những khác biệt quá lớn, dẫn đến chính sách ban hành cho các tổ chức tín dụng này sẽ không hiệu quả do dựa trên kết quả không phản ánh đúng thực tế hoạt động của các tổ chức đó.

“Do đó, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc chia nhỏ các hạng căn cứ vào các mức điểm khác nhau nhằm phân loại chính xác và sát với tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng”, VCCI góp ý.

>> Dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch phù hợp thực tiễn

Ngoài ra, về bổ sung tiêu chí đánh giá trong các tình huống đặc biệt của nền kinh tế, một số ý kiến cho rằng, trong trường hợp các tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo quy định tại các Thông tư số 11/2020/TT-NHNN và Thông tư số 14/2021/TT-NHNN thì cần thiết phải điều chỉnh các tiêu chí đánh giá hoặc có cách tính linh hoạt để bảo đảm tính khách quan, chính xác đồng thời khuyến khích các tổ chức tín dụng hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Các trường hợp đó không giới hạn ở tình huống dịch bệnh như COVID-19 mà có thể bao gồm thiên tai, hoả hoạn, khủng hoảng kinh tế quốc tế và các trường hợp bất khả kháng khác mà khi đó Nhà nước sử dụng các công cụ chính sách tín dụng nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng hỗ trợ các khoản vay của doanh nghiệp, cá nhân dẫn đến làm tăng nợ xấu, tăng nguy cơ rủi ro của hệ thống ngân hàng.

Việc đánh giá linh hoạt có thể theo hướng xem xét nới lỏng chấm điểm đồng loạt cho tất cả hệ thống tổ chức tín dụng hoặc căn cứ vào từng trường hợp cụ thể sẽ giúp thúc đẩy các chính sách của Ngân hàng nhà nước Việt Nam đạt hiệu quả tốt hơn, tuy nhiên, cũng cần đánh giá tính thực chất việc thực hiện các chính sách ưu đãi này của các tổ chức tín dụng, tránh hình thức. Cơ chế này sẽ bảo đảm các tổ chức tín dụng tham gia vào chương trình hỗ trợ khách hàng được đánh giá khách quan, chính xác và hiệu quả.

Do đó, VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc các trường hợp ngoại lệ, loại trừ hoặc áp dụng linh hoạt cách chấm điểm để xếp hạng các tổ chức tín dụng trong các tình huống tương tự.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần linh hoạt cách chấm điểm, xếp hạng các tổ chức tín dụng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714131183 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714131183 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10