Cần một “nhạc trưởng” cho làng nghề Chạm bạc Đồng Xâm

Diendandoanhnghiep.vn Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, hiện nay phần lớn là người cao tuổi, còn lại lớp trẻ không mặn mà theo nghề. Thực trạng đó đặt ra câu hỏi liệu 20 năm nữa, làng nghề này còn duy trì được không?

>>> Thái Bình: Đẩy nhanh tiến độ dự án khu công nghiệp 2.200 tỷ đồng

Làng nghề lâu đời

Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm đã tồn tại gần 400 năm nay. Ban đầu là nghề hàn đồng, gò thùng chậu, đánh dao kéo, chữa khoá, làm quai và vòi ấm tích, điếu bát..., về sau mới làm đồ kim hoàn, chuyên sâu về chạm bạc.

Từ những tấm đồng thô kệch, sau khi định hình thành bát, ấm, chén, chuôi dao… chúng được đặt lên xi (khuôn) để chạm. Hàng chạm bạc Ðồng Xâm có sự chau chuốt, thể hiện sự chuyên nghiệp rõ từ hình khối cân đối, dáng vẻ thanh thoát, điệu nghệ trong từng sản phẩm. Để có được những sản phẩm tinh xảo, vừa lấp lánh ánh kim, vừa mềm mại, tinh tế trong từng đường nét, hoa văn đòi hỏi phải đạt tới trình độ điêu luyện. Chính những đôi bàn tay vàng tỉ mỉ của những người thợ Đồng Xâm đã thổi hồn vào sản phẩm chạm bạc. Thương hiệu của làng nghề cũng nhờ vậy mà có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Nghệ nhân Nguyễn Hoàn bên những tác phẩm chạm đồng tinh xảo có giá trị cao (Ảnh: Báo Thái Bình)

Nghệ nhân Nguyễn Hoàn bên những tác phẩm chạm đồng tinh xảo có giá trị cao (Ảnh: Báo Thái Bình)

Dù đã có máy móc hiện đại đỡ được phần nào sự vất vả cho người thợ, nhưng ở làng Đồng Xâm vẫn có những công đoạn nhất định phải do con người thực hiện. Các công đoạn cần sự tỉ mỉ, đòi hỏi kỹ thuật và đôi mắt thẩm định nghệ thuật, thể hiện đẳng cấp của nghệ nhân cũng chính là những “ngón” nghề riêng mà người làng Đồng Xâm giữ làm “vốn” cho mình. Thậm chí ngày xưa còn trở thành luật lệ, không ai được mang bí quyết nghề truyền dạy cho nơi khác, cho người làng khác. Nếu làm đồ giả để lừa người khác, gây sự bất tín thì phải chịu sự trừng phạt thật nặng.

Theo ông Nguyễn Quang Minh – Yên Bái: Hàng chạm bạc Ðồng Xâm khác hẳn và nổi trội so với hàng bạc của các nơi khác ở các kiểu thức lạ về hình khối, dáng vẻ sản phẩm, ở các đồ án trang trí tinh vi mà cân đối, lộng lẫy, nổi rõ chủ đề chính, ở thủ pháp xử lý sáng - tối nhờ tận dụng đặc tính phản quang của chất liệu bạc. Ðặc trưng của sản phẩm Ðồng Xâm là sự điêu luyện tế nhị và hoàn hảo tới mức tối đa. Có thể nói rằng tài năng và tính cẩn trọng của nghệ nhân bạc Ðồng Xâm đã và đang có thể đáp ứng được mọi yêu cầu sử dụng. Nhờ vậy, sản phẩm Đồng Xâm không chỉ đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng khó tính mà cả những người am tường nghệ thuật.

Cần một nhạc trưởng “mạnh” cho làng nghề

Đã từng có một thời kỳ, giống như nhiều làng nghề truyền thống khác, nghề chạm bạc Đồng Xâm cũng lâm vào nguy cơ bị mai một. Nhiều gia đình đã phải bỏ nghề truyền thống để chuyển sang công việc mới. May mắn là trong cơn nguy khốn đó vẫn có những người còn yêu nghề và quyết tâm giữ nghề.

Tuy nhiên, hiện nay, nhân lực tại làng nghề phần lớn là người cao tuổi không nhạy bén thị trường. Trong khi đó, lớp trẻ không mặn mà theo nghề nối nghiệp vì thu nhập không cao. Thêm nữa thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt - thực trạng đó đặt ra câu hỏi cho những người tâm huyết muốn lưu giữ nghề truyền thống của địa phương: 20 năm nữa, làng nghề chạm bạc Đồng Xâm có còn duy trì được không?

Đã có thời, HTX chạm bạc Phú Lợi là niềm tự hào của xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương. Nơi những người thợ thủ công nhộn nhịp làm việc, nơi tấp nập người tứ phương về chiêm ngưỡng tay nghề và sản phẩm, rồi mua, bán, đặt hàng. Giờ đìu hiu, thưa vắng bóng người. 

Anh Nguyễn Hoàn - nghệ nhân chạm bạc ở thôn Văn Hanh chia sẻ: Trước đây, HTX chạm bạc Phú Lợi tổ chức sản xuất tập trung và giao đơn hàng cho các hộ làm nhờ ký kết được nhiều hợp đồng sản xuất, nhưng giờ gặp nhiều khó khăn do cơ chế thị trường. Hoạt động dịch vụ của HTX cũng thiếu sức cạnh tranh nên không thu hút được người dân làng nghề tham gia. Đơn cử như Sở Công Thương hỗ trợ xây dựng bể mạ đồng cho HTX tổ chức dịch vụ hóa mạ sản phẩm nhưng giá thành quá cao khiến các hộ làm nghề không sử dụng mà tự làm tại gia đình. Dẫu biết rằng không làm tập trung sẽ ảnh hưởng đến môi trường nhưng nếu không như vậy thì chi phí sản xuất tăng, giá sản phẩm cao, có làm ra cũng khó bán.

Sản phẩm Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm – Tinh hoa nghề nghiệp của quê lúa Thái Bình

Sản phẩm Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm – Tinh hoa nghề nghiệp của quê lúa Thái Bình

Vai trò dẫn dắt làng nghề của HTX chạm bạc Phú Lợi dần mất một phần vì cơ chế thị trường, phần còn lại bởi nhân sự của HTX đã không còn sự nhanh nhạy, năng động do tuổi tác đã cao. Đặc biệt, với tư duy cũ “bán những gì mình làm ra” của không ít người thợ có thời gian dài gắn bó với nghề là nguyên nhân dẫn đến sản phẩm tuy đẹp mà bán thì ế. Cái nghề vốn đã vất vả, khắt khe về tay nghề, đòi hỏi sự cần cù, tỉ mỉ nhưng thu nhập lại thấp nên lớp trẻ trong làng không mấy mặn mà nối nghiệp. Phần lớn lao động nông thôn trẻ, khỏe ở xã Lê Lợi lựa chọn vào các công ty, xí nghiệp trong huyện, trong tỉnh làm công nhân may, cơ khí, điện tử vì công việc, thu nhập ổn định. Làng nghề chạm bạc giờ chủ yếu là người già, trung niên ngại chuyển đổi nghề và phụ nữ tranh thủ lúc nông nhàn.

Ông Nguyễn Văn Doanh - Chủ tịch UBND xã Lê Lợi chia sẻ: Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm còn duy trì được như hiện nay là nhờ sự năng động, nhạy bén của một số ông chủ trẻ. Những người mà theo bà con trong làng đánh giá là vừa có trình độ tay nghề giỏi vừa tháo vát kinh doanh. Chính họ là những người đưa sản phẩm của làng nghề đi tiêu thụ khắp trong và ngoài nước, mang đơn hàng sản xuất về cho bà con.

Làng nghề vẫn giải quyết việc làm cho khoảng 2.000 lao động, mỗi năm cho giá trị sản xuất gần 200 tỷ đồng, chiếm hơn 40% tổng giá trị sản xuất của địa phương. Điều trăn trở nhất của chúng tôi hiện nay là nhân lực không có sự kế thừa, tiếp nối, thiếu những người thợ tay nghề bậc nghệ nhân. Cứ với đà này, 20 năm nữa không biết làng nghề có còn duy trì được không?

Không đợi đến lúc làng nghề cần “hà hơi thổi ngạt”, ngay từ bây giờ, cấp ủy, chính quyền xã Lê Lợi đã sớm triển khai một số giải pháp nhằm không chỉ gìn giữ danh tiếng mà còn phát triển nghề chạm bạc của quê hương. Nói như ông Nguyễn Văn Ca, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã thì lúc này chúng ta phải phả một luồng sinh khí mới tạo sức sống mới cho làng nghề.

Sản phẩm chạm bạc, chạm đồng Đồng Xâm nổi tiếng là vậy nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa có một tước hiệu nào. Chính vì vậy, việc xã Lê Lợi tập trung hỗ trợ các hộ sản xuất làm hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP vừa để khẳng định thương hiệu vừa tạo “giấy thông hành” cho sản phẩm làng nghề tham gia vào các sân chơi lớn cả trong và ngoài nước. 

Anh Vũ Văn Nguyện – Thôn Thượng Hòa có hơn 30 năm làm nghề chạm bạc chia sẻ: Nếu như làng nghề được đầu tư bài bản, có tướng mạnh tôi tin rằng các sản phẩm của làng nghề sẽ tạo vươn xa xuất ngoại. Theo ông Nguyện, để đạt đạt điều đó trước mắt sản phẩm làng nghề cần được chứng nhận OCOP cộng với sản phẩm được quảng bá, giao dịch trên các sàn thương mại điện tử, nhất định đầu ra cho sản phẩm của làng nghề sẽ rộng lớn hơn, giá trị sản phẩm cao hơn, ngày công lao động của người thợ cũng tốt hơn để yên tâm gắn bó với nghề.

Nghề chạm bạc, chạm đồng tại - Kiến Xương giải quyết việc làm cho khoảng 2.000 lao động (Ảnh minh họa)

Nghề chạm bạc, chạm đồng tại - Kiến Xương giải quyết việc làm cho khoảng 2.000 lao động (Ảnh minh họa)

Ông Nguyễn Văn Ca - Chủ tịch HĐND xã Lê Lợi cho biết: Một trong những giải pháp tăng sức sống cho làng nghề là phải đổi mới mô hình, chất lượng hoạt động của HTX chạm bạc Phú Lợi. Đã đến lúc chúng ta phải nghĩ đến cổ phần hóa HTX để thu hút nhân sự trẻ, năng động, có tài vào quản lý, điều hành hoạt động. Trong điều kiện ngân sách địa phương có hạn, việc cổ phần hóa sẽ huy động được nguồn lực đầu tư cho HTX từ cơ sở vật chất đến tổ chức sản xuất, quản lý, trưng bày, quảng bá sản phẩm.

Có như vậy, HTX mới thực sự trở thành đầu mối quản lý chất lượng, tiêu thụ và giúp các hộ trong làng nghề có đơn hàng sản xuất ổn định. Bên cạnh đó, địa phương cũng đang tích cực tuyên truyền, vận động các hộ, tổ sản xuất của làng nghề đi theo hướng chuyên nghiệp, chuyên biệt hóa sản xuất từng dòng sản phẩm nhằm tạo ra sự tinh xảo, chất lượng cao chinh phục khách hàng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần một “nhạc trưởng” cho làng nghề Chạm bạc Đồng Xâm tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714231437 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714231437 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10