Cắt giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp: Nhiều bộ, ngành chỉ “làm cho có”

Diendandoanhnghiep.vn Trong khi Chính phủ đẩy mạnh cắt giảm chi phí tuân thủ quy định liên quan đến kinh doanh cho doanh nghiệp thì các bộ, ngành chỉ “làm cho có”.

>> GIẢM CHI PHÍ ĐỂ DOANH NGHIỆP PHỤC HỒI: Một đồng cũng quý!

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ (Nghị quyết số 68/NQ-CP) trong giai đoạn từ 2020- 2025 các Bộ, ngành sẽ phải cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Đây là hoạt động rất ý nghĩa, nếu cắt giảm thực chất sẽ tác động tích cực đến môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp.

Chất lượng của việc cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp cũng là vấn đề còn nhiều tranh cãi.

Chất lượng của việc cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp cũng là vấn đề còn nhiều tranh cãi.

Từ cuối năm 2020 đến hết năm 2021, các Bộ, ngành đã lập phương án cắt giảm các chi phí tuân thủ của doanh nghiệp.

Báo cáo “Dòng chảy Pháp luật kinh doanh 2021”, do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố cho thấy, các phương án chủ yếu tập trung vào: bỏ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng minh nhân dân, căn cước công dân,... Bỏ yêu cầu phải cung cấp một số giấy tờ, tài liệu như: giấy chứng nhận đã hoàn thành bồi dưỡng trình độ chuyên môn trong hồ sơ cấp chứng chỉ; chuyển phương thức thực hiện thủ tục lên cổng dịch vụ công trực tuyến, hoặc trên phương tiện điện tử.

Ngoài ra, là đề xuất đơn giản hóa thủ tục hành chính theo hướng: giảm số lượng hồ sơ, rút ngắn thời gian thực hiện,.. Các đề xuất này là hợp lý, sẽ góp phần tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Tuy nhiên, nhìn nhận các đề xuất này sẽ tác động lớn, có tính cải cách trong hoạt động cắt giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp thì vẫn còn khiên cưỡng.

Một vấn đề nữa là tính đồng nhất trong các đề xuất. Mỗi bộ quản lý rất nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Phương án là sự tổng hợp các rà soát cắt giảm, đơn giản hóa trong tất cả các ngành thuộc lĩnh vực quản lý của bộ. Trong một số phương án, các đề xuất giữa các ngành, lĩnh vực có tình trạng không thống nhất. Ví dụ, yêu cầu bỏ “giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” trong hồ sơ xin cấp giấy phép ở ngành nghề này, nhưng lại giữ nguyên ở các ngành nghề khác.

Tính chính xác trong cách tính chi phí tuân thủ quy định cũng có vấn đề. Chẳng hạn, Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh điều kiện đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí.

Theo quy định hiện hành, thương nhân có thể thuê LPG chai, nhưng theo đề xuất mới, họ phải sở hữu chai. Như vậy, đề xuất này đã nâng điều kiện kinh doanh, thương nhân sẽ phải tăng chi phí tuân thủ quy định. Tuy nhiên, Bộ Công Thương lại tính sẽ tiết kiệm khoảng 15 triệu đồng. 

>>Giải toả gánh lo chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp

Theo Báo cáo, các phương án đề xuất cắt giảm hầu hết không đề cập tới việc sửa đổi, bãi bỏ ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, nằm trong Danh mục tại Luật Đầu tư 2020. Trong khi sửa đổi hoặc bãi bỏ ngành nghề đầu tư kinh doanh, có điều kiện sẽ giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp rất lớn.

Trên thực tế, thời gian qua, các doanh nghiệp và các hiệp hội ngành nghề kiến nghị khá nhiều về danh mục này. Bên cạnh đó, nhiều quy định bất hợp lý, làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp được VCCI chuyển tải đến các cơ quan Nhà nước có liên quan, nhưng cũng không được đưa vào phương án cắt giảm.

Có một nghịch lý là các cơ quan Nhà nước đang lập phương án để cắt giảm, đơn giản hóa chi phí tuân thủ quy định liên quan đến kinh doanh, nhưng các chính sách đang soạn thảo và dự kiến ban hành hoặc đã ban hành lại có tình trạng gia tăng chi phí, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Điều này khiến việc cải thiện môi trường kinh doanh thiếu thống nhất và chưa thực sự hiệu quả.

Chẳng hạn, trong năm 2021, cơ quan Nhà nước đã soạn thảo dự thảo Nghị định về kinh doanh vận tải nội bộ, trong đó yêu cầu xe tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình theo lộ trình; doanh nghiệp phải có giấy phép hoạt động. Theo tính toán, chi phí lắp đặt thiết bị tốn khoảng 1,5 triệu đồng/xe. Với khoảng 400.000 xe phải thực hiện, tổng chi phí cho thiết bị lên tới 600 tỷ đồng. Chưa kể, các chi phí về đường truyền, nhân sự xử lý thông tin,...

Với doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và có hoạt động vận tải nội bộ thì yêu cầu lắp thêm thiết bị giám sát hành trình cũng như xin giấy phép hoạt động vận tải nội bộ, sẽ gia tăng chi phí, tạo gánh nặng rất lớn về thủ tục hành chính.

Một ví dụ nữa là Thông tư số 60/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính, hướng dẫn quy định về thẩm định giá, yêu cầu doanh nghiệp thẩm định giá phải tự xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu; tự xây dựng phần mềm quản lý, gây tốn kém cho doanh nghiệp.

Hơn nữa, yêu cầu phải đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp với cơ sở dữ liệu quốc gia về giá sẽ gây khó khăn, do các phần mềm được viết theo nhiều nền tảng khác nhau, cách tổng hợp, thống kê rất khó thống nhất.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cắt giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp: Nhiều bộ, ngành chỉ “làm cho có” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714476118 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714476118 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10