Chính sách nhân văn bị bóp méo vì căn bệnh… sợ trách nhiệm

Diendandoanhnghiep.vn Hỗ trợ tiền thuê nhà là chính sách tốt đẹp của Chính phủ dành cho người lao động, nhưng cách thực hiện lại bị méo mó, thiếu trách nhiệm.

Ngày 28/3, Chính phủ thông qua chính sách hỗ trợ tiền nhà cho lao động với mức 1,5-3 triệu đồng mỗi người, tối đa 3 tháng. Hai nhóm thụ hưởng gồm người có hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội đang làm việc trong doanh nghiệp và người quay lại thị trường lao động, làm việc khu công nghiệp, chế xuất, khu kinh tế.

Gói hỗ trợ nhằm “kéo” lao động quay lại doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường lao động đứt gãy do dịch COVID-19, các nhà máy thiếu nhân lực sau Tết Nguyên đán. Nhiều người về quê và dự tính không trở lại thành phố. Dự kiến có 3,4 triệu lao động thụ hưởng chính sách này.

D

Một dãy nhà trọ đơn giản, thiếu thốn đủ bề của công nhân. Ảnh: Tuấn Vỹ

Có thể thấy, gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân, người lao động là một trong những gói hỗ trợ mang tính nhân văn rất sâu sắc, hỗ trợ đúng thời điểm cho những người đang gặp khó khăn khi mới quay trở lại thị trường lao động sau một thời gian dài nghỉ việc do đại dịch COVID-19. Ai cũng mong muốn gói hỗ trợ này sẽ sớm đến tay công nhân, để từ đó đem lại hiệu quả cho lao động, phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Những tưởng chính sách hỗ trợ rất thiết thực này sẽ được triển khai nhanh chóng, không có vướng mắc. Tuy nhiên, một thông tin rất buồn là tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều ngày 4/7/2022 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Lê Văn Thanh cho hay, sau hơn 3 tháng triển khai, tỷ lệ giải ngân gói hỗ trợ vẫn rất thấp, dù theo quy định thời hạn phải hoàn thành việc hỗ trợ là giữa tháng 8.

Cụ thể, tới thời điểm đó các Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố mới tiếp nhận hồ sơ của 13.880 doanh nghiệp để hỗ trợ cho 558.024 lao động với kinh phí hỗ trợ hơn 357 tỷ đồng tại 45 địa phương. Đáng chú ý, chỉ có 15 địa phương giải ngân cho 13.541 lao động với kinh phí hơn 70 tỷ đồng.

Sự chậm trễ đó cũng khiến Chính phủ cảm thấy “sốt ruột” và mới đây lại phải đốc thúc các địa phương thực hiện. Tại Công văn số 4453/VPCP, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai thực hiện việc giải ngân hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo Bộ LĐTBXH, Bộ Tài chính để được hướng dẫn.

f

Mới đây, Chính phủ đã đốc thúc các địa phương thực hiện việc giải ngân hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Ảnh: Tuấn Vỹ

Một trong những nguyên nhân được nhiều Sở LĐTBXH các địa phương đưa ra dẫn đến sự chậm trễ là do thiếu cán bộ thẩm định hồ sơ. Nhân lực hạn chế, quá trình thẩm định đòi hỏi phải chính xác nên nhiều cán bộ thực hiện “quá mức cẩn thận”, dẫn tới người lao động bị thiệt thòi.

Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng khiến việc giải ngân gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động chậm trễ, chính là tư tưởng “sợ sai”. Vì tư tưởng “sợ sai” nên thủ tục hành chính càng cứng nhắc rườm rà. Tức là, thủ tục yêu cầu chỉ cần xác nhận của chủ nhà trọ, nhưng nhiều nơi đòi hỏi có cả xác nhận của chính quyền địa phương, xã, phường. Về phía doanh nghiệp, cũng lại “sợ sai” nên khi lập danh sách và nộp Bảo hiểm xã hội cũng bị chậm.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Học viện Tài chính, việc triển khai gói hỗ trợ này quá chậm trễ so với yêu cầu, điều này có thể gây cản trở cho việc phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Đã đến lúc chúng ta phải quan tâm nhiều hơn đến các gói hỗ trợ tăng trưởng, phát triển và đặc biệt là trong thời điểm hiện nay, lực lượng lao động tại một số địa phương đang thiếu hụt nghiêm trọng, do đó, việc hỗ trợ này là rất cần thiết.

Vấn đề ở chỗ, thời hạn để triển khai gói hỗ trợ sắp hết, tiền thì có mà chưa giải ngân được, đây là điều lãng phí, khiến hoạt động tăng trưởng và sự phát triển của nền kinh tế trong tương lai chậm lại. Đã đến lúc cần phải xem xét mọi khó khăn, vướng mắc để gói hỗ trợ được triển khai một cách hiệu quả nhất.

Nói cách khác, gói hỗ trợ này có đến được với công nhân nhanh hay không thì phải phụ thuộc vào đội ngũ, cán bộ cơ sở ở các địa phương, cán bộ công đoàn. Gói hỗ trợ này có đi vào thực tiễn hay không thì cũng phụ thuộc rất lớn vào sự chứng nhận cũng như việc triển khai làm các thủ tục, chứng từ, giấy tờ mà Chính phủ Nhà nước yêu cầu đối với gói hỗ trợ.

Dẫu vậy, thay vì mòn mỏi chờ đợi, có lẽ người lao động cần phải chủ động hơn nữa trong việc làm thủ tục, hồ sơ, thay vì cứ loay hoay trông chờ vào các tổ chức, công đoàn. Nếu cứ ỷ lại vào doanh nghiệp, công đoàn thì mọi việc sẽ rất trì trệ và mất nhiều thời gian.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chính sách nhân văn bị bóp méo vì căn bệnh… sợ trách nhiệm tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714138023 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714138023 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10