Khơi dậy những tiềm năng của nền kinh tế như thế nào?

Diendandoanhnghiep.vn Thách thức lớn của nền kinh tế là tính thích ứng các chính sách vĩ mô cần linh hoạt hơn để khơi dậy những tiềm năng của nền kinh tế.

Đây là khẳng định của ông Trương Văn Phước, Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia khi trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp xung quanh vấn đề này.

Ông Trương Văn Phước, Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia
 


- Thách thức lớn nhất của năm 2019 đối với kinh tế Việt Nam là gì, thưa ông?

Thách thức lớn của Việt Nam nằm trong thách thức lớn của thế giới vì chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập sâu cho nên tôi cho rằng tác động của chiến tranh thương mại bao giờ cũng có hai chiều.

Như chúng ta đều biết ngày 23/12 tới Mỹ và Trung Quốc sẽ nối lại các cuộc đàm phán và trước mắt là 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ họ đã dừng thuế xuất. Vấn đề lo ngại của toàn cầu hiện nay chính là chiến tranh thương mại, bởi nó đã tác động trực tiếp tới tăng trưởng thương mại thế giới, xuống còn 4,2%, từ mức 5,2% cuối năm trước, và dự báo trong năm 2019 này nó sẽ còn giảm xuống còn 4% thậm chí dưới 4%.

Đáng chú ý Việt Nam đã là một nền kinh tế mở cửa, tăng trưởng của Việt Nam dựa nhiều vào xuất khẩu, nếu như quy mô thương mại toàn cầu giảm xuống thì chắc chắn xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp khó khăn, đây cũng là một thách thức.

Nhưng thách thức lớn hơn nữa là tính thích ứng của chúng ta dưới góc độ các chính sách vĩ mô như thế nào để có thể loại trừ những thách thức đồng thời ta khơi dậy những tiềm năng của nền kinh tế.

Nhìn vào giải bóng đá AFF Cup 2018 vừa qua, chúng ta đã thấy được tinh thần giống như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói về tinh thần Park Hang-seo. Mặc dù chưa nói trước điều gì nhưng chúng ta có thể tận dụng tính linh hoạt trong hoạch địch chính sách kinh tế vĩ mô để thích ứng với những biến đổi toàn cầu hiện nay.

 

Thưa ông, trong báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhận định tình hình kinh tế năm sau tăng trưởng khoảng 7%, nhưng cũng có ý kiến cho rằng có nhiều áp lực từ biến động kinh tế thế giới. Vậy đâu là cơ sở để Ủy ban đưa ra nhận định lạc quan như vậy?

Trong mấy năm trở lại đây những chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế mà Quốc hội giao Chính phủ để điều hành nền kinh tế thì chúng ta luôn vượt. Năm 2018, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia dự báo GDP nền kinh tế Việt Nam có thể đạt 6,9% thậm chí trên 6,9%, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn.

Ví dụ như cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung xảy ra gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế, tuy nhiên Việt Nam cũng đã tận dụng được nhiều cơ hội tốt. Hay như vấn đề tăng lãi suất của Fed đến 4 lần làm cho lãi suất Mỹ tăng lên rất nhiều. Các nền kinh tế mới nổi nói chung trên thế giới thông thường sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ theo xu hướng tăng lãi suất của Fed. Biến động trên thị trường tỷ giá hối đoái khiến nhiều đồng tiền mất giá, nhưng ở Việt Nam tỷ giá hối đoái ổn định.

Việt Nam đã tiến hành nhiều chính sách cải cách kinh tế, đặc biệt là môi trường đầu tư đã được thông thoáng hơn, Chính phủ đã kiên quyết cắt giảm những giấy phép tạo rất nhiều động lực tận dụng thành quả cách mạng 4.0 cho nên trong năm 2019, đó là cơ sở để đơn vị này đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam là 7%.

Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng điều kiện của kinh tế thế giới bên cạnh lo ngại về chiến tranh thương mại đang diễn ra có cả mặt thuận lợi và khó khăn, nhưng nhìn chung thì tôi cho rằng có nhiều điểm thuận lợi.

Thứ nhất, theo báo cáo, giá xăng dầu thế giới sang năm 2019 sẽ không còn tăng nhiều như năm 2018.

Thứ hai, các chính sách tiền tệ của nhiều nước như Mỹ sẽ hết sức thận trọng làm sao đảm bảo duy trì kinh tế Mỹ tăng trưởng như hiện nay. Vì kinh tế Mỹ theo báo cáo phân tích là nền kinh tế trụ cột trong khi các nền kinh tế khác suy giảm trong năm 2018 thì nền kinh tế Mỹ tăng hết sức mạnh.

Đó cũng là những yếu tố mà chúng tôi nghĩ rằng lạm phát toàn cầu cũng sẽ giảm, lạm phát của khu vực các nền kinh tế mới nổi cũng giảm, giá xăng dầu không tăng nhiều cùng với các tác động như chính sách kinh tế tư nhân, việc đổi mới mô hình tăng trưởng cũng như môi trường kinh doanh đó là những lý do chủ yếu chúng tôi dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt đến 7%.

- Theo báo cáo, Ủy ban Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhận định động lực chính của nền kinh tế đến từ ngành công nghiệp chế biến chế tạo và ngành dịch vụ nhưng hai ngành này đang có xu hướng giảm tốc, vậy động lực chính năm sau là gì, thưa ông?

Chúng tôi cho rằng hai ngành trên tuy có giảm tốc nhưng ngành công nghiệp chế biến chế tạo và ngành dịch vụ vẫn còn nhiều điều kiện để phát triển. Với những chính sách trong thời gian vừa qua thì tôi nghĩ rằng nó phải có một độ trễ để thẩm thấu vào nền kinh tế và đó là những điều mà tổng thể lại thì tôi nghĩ rằng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2019 là tốt và đạt được 7%.

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khơi dậy những tiềm năng của nền kinh tế như thế nào? tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714911202 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714911202 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10