Cơ cấu giá điện còn nhiều điểm chưa hợp lý, điểm "nghẽn" ở đâu?

Diendandoanhnghiep.vn Cơ cấu giá điện hiện nay còn nhiều điểm còn chưa hợp lý, thậm chí phí lý. Ở góc độ pháp luật, xây dựng cơ chế, chính sách... đâu là những điểm "nghẽn" cần sửa đổi?

>>> Lằn ranh về giá điện, hỗ trợ giá điện còn mờ nhạt, cào bằng

Đó là câu hỏi đặt ra cho Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trong việc giải bài toán để “Tính đúng, tính đủ để có giá điện phù hợp" tại tọa đàm chiều 31/10 của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức.

Chia sẻ tại tọa đàm, Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu cho rằng phải có cách tiếp cận tổng quát, vấn đề giá điện phải đặt trong tổng thể tất cả câu chuyện về sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và với tất cả các chủ thể có liên quan.

”, ông nói.

Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu: phải có cách tiếp cận tổng quát để tính giá điện phù hợp

>>> Chuyển sang điện xanh sẽ không tránh khỏi việc tăng giá điện

Trong vấn đề này, Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu cho rằng, có ít nhất 2 bài toán ở đây: Thứ nhất, đó là bài toán liên quan đến nhà sản xuất điện, nhà phân phối điện, nhà tiêu dùng điện. Trong nhà tiêu dùng điện, lại có các đối tượng khác nhau với các nhóm lợi ích khác nhau.
Như vậy, rõ ràng các chủ thể tham gia vào quan hệ sản xuất, phân phối và sử dụng điện đều có những lợi ích khác nhau, có những nhu cầu ở các khía cạnh khác nhau. Ví dụ, ở giá thành này thì bên này có thể lợi nhưng bên kia thiệt hại. Đó là bài toán rất khó.

Thứ hai, ngoài câu chuyện hài hòa hóa lợi ích của các bên thì về mặt lý thuyết, giá điện được sử dụng như một công cụ để thúc đẩy một số mục tiêu, chính sách như: Phát triển xanh, tiết kiệm tiêu dùng điện…

Do đó, câu chuyện về giá điện phải đặt trong một bài toán tổng thể, không nên nhìn ở một góc này hoặc một góc kia. Khi nói đến giá điện, chúng ta phải phân định các nguyên tắc rất mạch lạc. Tôi cho rằng, tính đúng, tính đủ có thể phù hợp ở một khía cạnh, từ phía nhà sản xuất thôi. Còn để hợp lý phải đặt trong tổng thể bài toán.

Nguyên tắc thứ hai, chúng ta phải phân định giữa giá điện nói chung và các chính sách hỗ trợ khác. Theo tôi, hai câu chuyện này không thể nhập vào làm một.

Ví dụ, nếu giá điện tạm gọi là phù hợp, tính đúng, phản ánh thực tế về nguyên liệu đầu vào, cơ cấu ngành điện… thì giá điện có thể trở nên quá cao với nhóm đối tượng này và trung bình với nhóm đối tượng khác.

Rất khó để có thể xác định một mức giá điện như thế nào là phù hợp

"Rất khó để có thể xác định một mức giá điện như thế nào là phù hợp"

>>> Giá điện cần chính sách điều hành theo cơ chế thị trường

Rất khó để có thể xác định một mức giá điện như thế nào là phù hợp cùng với các chính sách hỗ trợ khác cho các nhóm đối tượng sử dụng giá điện như công cụ để thúc đẩy hành vi tiêu dùng.

Theo ông Hiếu: đầu tiên, về mặt phương pháp luận phải đặt trong tổng thể, hài hòa lợi ích và đặt các công cụ chính sách khác nhau liên quan đến giá điện.

"Chúng ta phải biết được chính xác giá điện thực tế là bao nhiêu. Nếu chúng ta tính thấp thì sẽ không thu hút được nhà sản xuất điện, làm cho các bên tham gia vào sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, thậm chí họ không tham gia. Đầu tiên, chúng ta phải xác định được cơ chế để bảo đảm chính xác giá điện, từ đó chúng ta mới suy ra liệu có cơ chế, chính sách nào khác để thúc đẩy sự cạnh tranh hơn về giá", ông nói.

Nếu giá như vậy tác động đến các đối tượng tiêu dùng khác nhau thì phải điều chỉnh chính sách về giá để bảo đảm lợi ích phù hợp cho các bên có liên quan, chứ không nên lẫn lộn. Bởi nếu lẫn lộn, một bên sẽ được lợi, một bên vô hình chung sẽ bị thiệt hại.

Vì vậy ông cho rằng, rất khó để chỉ ra cụ thể điểm nghẽn về cơ chế, chính sách. Thị trường điện chia ra thành các phân khúc: Nhà sản xuất, nhà phân phối, tiêu dùng. Các công cụ chính sác điều tiết lợi ích để không làm cho một bên được hưởng lợi và không gây thiệt hại quá mức cho bên kia, cũng như đạt được các mục tiêu, chính sách khác. Ông Phan Đức Hiếu cho rằng cần tập trung vào những điều sau:

Thứ nhất, đối với sản xuất điện, đặc biệt phải rà soát các quy định, làm sao giảm bớt sự độc quyền trong sản xuất và tăng sự cạnh tranh. Ngoài chi phí sản xuất bình thường - đó là cộng dồn của nguyên vật liệu, phương thức sản xuất… tôi cũng nghe nói, đâu đó chi phí về thủ tục, độ trễ về thủ tục, thủ tục trở nên khó khăn, với nhiều điều kiện, đã hạn chế việc gia nhập thị trường. Như thế sẽ giảm tính cạnh tranh và xu thế độc quyền tăng lên, gia tăng các chi phí khác sẽ cộng vào giá điện.

Thứ hai, liên quan đến phân phối điện, phải tăng sự lựa chọn cho người tiêu dùng, tăng sự cạnh tranh trong phân phối.

Thứ ba, các chính sách tiêu dùng phải được rà soát, thúc đẩy hành vi của người tiêu dùng đó là tiêu dùng tiết kiệm điện. Đó không chỉ là hành vi của người tiêu dùng mà còn cả các chính sách liên quan khác như các sản phẩm tiêu thụ ít nhiên liệu, công nghệ tiêu thụ ít nhiên liệu…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cơ cấu giá điện còn nhiều điểm chưa hợp lý, điểm "nghẽn" ở đâu? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714444513 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714444513 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10