Có nên kéo dài tuổi nghỉ hưu?

Diendandoanhnghiep.vn Việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ khiến áp lực giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ thêm khó khăn, khi lực lượng này vẫn còn thất nghiệp nhiều. Bên cạnh đó, việc kéo dài tuổi nghỉ hưu còn ảnh hưởng đến chính sách cán bộ hành chính nhà nước, công tác quy hoạch.

Theo kết quả khảo sát của Viện trưởng Viện Công nhân – Công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam), 90% công nhân lao động vẫn muốn nghỉ hưu ở độ tuổi như hiện nay, tức là nam 60 tuổi và nữ 55 tuổi, họ không muốn kéo dài tuổi nghỉ hưu.

Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa đưa ra lấy ý kiến Dự thảo mới về Bộ Luật Lao động sửa đổi. Theo đó, cơ quan soạn thảo tiếp tục đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu.

Cụ thể, Bộ LĐ-TB&XH đưa ra 2 phương án.

Phương án 1: Tiếp tục giữ tuổi hưu như hiện hành (nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi).

Phương án 2: Từ 1/1/2021, khi nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi mỗi năm sẽ tăng thêm thời gian làm việc 6 tháng, cho tới khi nữ đủ 60 tuổi (lộ trình tới năm 2031), nam đủ 62 tuổi (lộ trình tới năm 2024).

Mục tiêu của việc tăng tuổi nghỉ hưu theo cơ quan soạn thảo là nhằm bảo đảm quyền tự do việc làm của người lao động sau độ tuổi nghỉ hưu hiện hành, đồng thời tận dụng nguồn nhân lực có trình độ, kinh nghiệm và bảo đảm cân đối dài hạn quỹ hưu trí, tử tuất.

Theo lý giải của Bộ này, muốn bảo đảm bền vững tài chính của quỹ mà không tăng tuổi nghỉ hưu thì có hai cách: nâng mức đóng của người lao động và doanh nghiệp, hoặc giảm mức hưởng lương hưu của NLĐ. Tuy nhiên, việc nâng mức đóng là khó vì tăng gánh nặng tài chính của người lao động và làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Giảm mức hưởng cũng dẫn đến khó đảm bảo cuộc sống của người hưởng lương hưu.

Đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Bên cạnh một số ý kiến bày tỏ sự đồng ý thì cũng còn nhiều ý kiến không đồng tình với đề xuất tăng tuổi nghi hưu bởi người lao động không muốn kéo dài thời gian làm việc mà mong được nghỉ hưu ở độ tuổi hiện hành để hưởng lương hưu.

Mặt khác, cũng có ý kiến cho rằng, việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ kiến áp lực giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ thêm khó khăn, khi lực lượng này vẫn còn thất nghiệp nhiều.

Thêm nữa, việc kéo dài tuổi nghỉ hưu cũng được cho không phù hợp với người lao động làm việc trong các ngành nghề lao động chân tay.

Đặc biệt, việc kéo dài tuổi nghỉ hưu ảnh hưởng đến chính sách cán bộ hành chính nhà nước, công tác quy hoạch. Nhiều người dân cho rằng kéo dài tuổi nghỉ hưu chỉ có lợi đối với cán bộ, công chức khu vực hành chính, đây là biểu hiện của “tham quyền cố vị”.

Đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH trong thời điêm này được xem như là một trong những giải pháp nhằm bảo đảm cân đối quỹ hưu trí và tử tuất trong dài hạn. Dự kiến dự thảo sẽ được trình Quốc hội trong kỳ họp tháng 5/2019 và đưa ra biểu quyết vào kỳ họp tháng 10/2019.

Theo kết quả khảo sát của Viện trưởng Viện Công nhân – Công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam), 90% công nhân lao động vẫn muốn nghỉ hưu ở độ tuổi như hiện nay, tức là nam 60 tuổi và nữ 55 tuổi, họ không muốn kéo dài tuổi nghỉ hưu…

Kết quả khảo sát được thực hiện trong năm 2017 với hơn 5.000 phiếu khảo sát đối tượng lao động ở Bắc -Trung – Nam.

Ông Vũ Quang Thọ - Viện trưởng Viện Công nhân – Công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, theo kết quả khảo sát, 90% công nhân lao động vẫn muốn nghỉ hưu ở độ tuổi như hiện nay, tức là nam 60 tuổi và nữ 55 tuổi. Họ không muốn kéo dài tuổi nghỉ hưu, họ nhấn mạnh “được nghỉ hưu” chứ không phải là “phải nghỉ hưu”.

Nói thêm về vấn đề này, ông Đỗ Ngọc Thọ, Phó Trưởng ban thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) cho hay, lương hưu tối đa của chúng ta thuộc hàng cao nhất thế giới, việc thay đổi cách tính lương hưu vừa rồi còn một bước để hướng tới mục tiêu cải thiện hơn, chúng ta cần xác định rõ tuổi lao động và tuổi nghỉ hưu.

“Nhiều người nghỉ hưu nhưng vẫn tham gia lao động tạo thu nhập. Nói để hạ tuổi nghỉ hưu xuống nữa trong bối cảnh tốc độ giảm tuổi thọ ngày càng tăng, trong khi tuổi nghỉ hưu duy trì suốt từ năm 1961-1962 đến bây giờ. Tuổi nghỉ hưu bình quân thấp còn nghỉ hưu sớm theo diện suy giảm khả năng lao động nên chính độ tuổi về hưu sớm kéo sàn chung xuống, nếu có biện pháp hạn chế nghỉ hưu sớm thì nó cũng làm tăng tuổi nghỉ hưu”, ông Đỗ Ngọc Thọ nói.

Cũng theo ông Đỗ Ngọc Thọ, trong Luật BHXH năm 2014, chúng ta cũng có lộ trình nâng tuổi nghỉ hưu đối với trường hợp nghỉ hưu sớm mà suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, đây cũng là giải pháp.

Nhưng thực tế, người lao động muốn về nghỉ hưu sớm để có khoản lương hưu, rồi sau đó lại quay lại lao động. Có vấn đề, muốn về nghỉ hưu sớm thì người ta phải đi giám định mức suy giảm khả năng lao động, nhưng công tác giám định có vẻ không ổn lắm khi hầu như mọi người đi giám định đều đạt được tỷ lệ 61%.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Có nên kéo dài tuổi nghỉ hưu? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714171854 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714171854 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10