Đại Thiên Lộc loay hoay thoát khó

Diendandoanhnghiep.vn Giá thép trong và ngoài nước giảm và chưa có dấu hiệu hồi phục cùng lượng hàng tồn kho cao, hạn chế về vốn chủ sở hữu,... đang "làm khó" Đại Thiên Lộc.

Khởi đầu từ khoản lỗ từ nửa cuối năm 2018, hoạt động kinh doanh của Đại Thiên Lộc bắt đầu trượt dài trong 6 tháng đầu năm nay với khoản lỗ ròng thuộc về Cổ đông công ty mẹ ghi nhận 37,6 tỉ đồng trên BCTC hợp nhất soát xét bán niên năm 2019.

Khó khăn nối dài

HĐQT Đại Thiên Lộc (HoSE: DTL) vừa thông qua Nghị quyết thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc hủy niêm yết tự nguyện tại Sở Giao dịch chứng khoán TpHCM (HoSE) và sẽ đăng ký giao dịch trên UPCoM. Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến bằng văn bản vào 18/10.

Dây chuyền sản xuất tôn DTL

Dây chuyền sản xuất tôn Đại Thiên Lộc.

Trước đó, ngày 22/4, HoSE có ban hành quyết định số 132/QĐ-SGDHCM đưa cổ phiếu DTL vào diện cảnh báo. Đến ngày 29/8, HoSE cho biết nhận được BCTC Hợp nhất soát xét bán niên năm 2019 của Công ty ghi nhận 1.372 tỷ đồng doanh thu, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, chi phí tài chính tăng gần 40% lên 44 tỷ đồng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý cũng tăng nhẹ khiến công ty lỗ ròng 37,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước có lãi 59,7 tỷ đồng. Kết quả này đào sâu thêm khoản lỗ lũy kế tính đến hết tháng 6/2019 lên 278 tỷ đồng.

Như vậy nửa đầu năm 2019, Công ty chưa khắc phục được nguyên nhân dẫn đến cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo, HoSE theo đó tiếp tục duy trì diện cảnh báo đối với cổ phiếu DTL và sẽ xem xét hướng xử lý tiếp theo đối với cổ phiếu DTL sau khi có BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2019 của Công ty.

Ông Trần Thanh Nghĩa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc cho biết, giá thép trong và ngoài nước bắt đầu đà giảm từ cuối năm 2018 và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục.

Trong khi đó, lượng hàng tồn kho của Công ty ở mức khá cao, cộng thêm việc hạn chế về vốn chủ sở hữu nên các hoạt động đầu tư cũng như xoay vòng vốn gặp nhiều khó khăn.

Sang quý III/2019, tình hình kinh doanh của DTL có cải thiện hơn chút ít, song dự báo lợi nhuận vẫn chưa là con số dương.

DTL ước tính lỗ thêm từ 6 - 7 tỷ đồng trong quý III này. Với tình trạng hiện tại, việc về đích kế hoạch doanh thu 3.200 tỷ đồng (giảm gần 8% so với mức thực hiện năm 2018) và lợi nhuận cả năm 38 tỷ đồng còn phải chờ “phép mầu” trong quý IV.

Giải pháp tình thế của DTL

Tiền thân là Công ty TNHH Đại Thiên Lộc, được thành lập từ năm 2001 với vốn điều lệ ban đầu là 6 tỉ. Sau 10 lần tăng vốn, hiện doanh nghiệp này đang hoạt động với mức vốn góp 614 tỉ đồng.

Dù có vốn góp ở mức trung bình, song Đại Thiên Lộc vẫn là đơn góp mặt trong 5 cái tên thuộc nhóm "Ngũ đại gia" của ngành tôn mạ Việt Nam bên cạnh những tên tuổi lớn trong ngành như Tôn Hoa Sen, Thép Nam Kim, Tôn Đông Á, Tôn Phương Nam.

Năm 2016, Đại Thiên Lộc lập kỉ lục về lợi nhuận kể từ khi thành lập. Bước sang năm 2017, DTL tiếp tục lập kỉ lục mới về lợi nhuận.Giá cổ phiếu DTL cũng tăng phi mã kể từ năm 2016 và kéo dài sang đến tháng 4/2018, cổ phiếu DTL có thời điểm vượt lên trên 55.000đ/cổ phiếu, gấp 5,4 lần so với mức giá cuối năm 2015.

Tuy nhiên, kể từ 2018, khó khăn ập đến khiến kết quả kinh doanh nhanh chóng đảo ngược. Cũng như các DN khác cùng ngành, làn sóng bảo hộ gia tăng từ năm 2018 đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

Số liệu VDSC mới đây cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sản phẩm tôn mạ Việt Nam tiếp tục giảm gần 19% so với cùng kì bởi rào cản rào cản thương mại.

Thị trường trong nước cũng chẳng khá khẩm hơn. Đặc biệt, nhóm doanh nghiệp tôn mạ sau một thời gian liên tục chạy đua tăng công suất đã bắt đầu xuất hiện dư cung khi các doanh nghiệp lớn liên tục mở rộng cuộc đua gia tăng công suất.

Cạnh tranh cũng được dự báo sẽ khốc liệt hơn những năm tới. Bởi thị trường giờ đây, ngoài các tên tuổi như Hoa Sen, Nam Kim, Tôn Đông Á, Tôn Phương Nam, Đại Thiên Lộc thì ngay cả 2 ông lớn ngành thép xây dựng là Hoà Phát và Pomina cũng đã nhảy vào cuộc chơi.

Hiện công suất của các nhà máy tôn mạ trong nước đã vượt nhu cầu nội địa. Theo CTCK MBS, tiêu thụ dự kiến ở mức 4,5 – 5 triệu tấn, trong khi tổng công suất ngành lên đến 7,5 – 8 triệu tấn vào năm 2019 sau khi khi các nhà sản xuất lớn ồ ạt tăng công suất.

"Xu hướng sắp tới của nhiều doanh nghiệp là cắt giảm chi phí bán hàng và quản lý và chuyển hướng sang thị trường nội địa để cải thiện tỉ suất lợi nhuận và DTL cũng sẽ không nằm ngoài xu hướng đó", các nhà phân tích VDSC nhận định.

Trong tương lai, VDSC kì vọng với khoảng 5 triệu tấn HRC từ Formosa Hà Tĩnh và 3,5 triệu tấn HRC từ Hoà Phát Dung Quất (HPG), chuỗi sản xuất tôn mạ nội địa sẽ được khép kín, cải thiện giá trị gia tăng và mở ra cơ hội xuất khẩu tới nhiều thị trường đang áp thuế tự vệ lên mặt hàng thép có nguồn gốc xuất xứ như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan.

"Trước mắt, doanh nghiệp rút khỏi sàn HOSE và giao dịch trên UpCom cũng được xem là một giải pháp tình thế. Điều này có thể giúp giảm bớt sức ép từ các qui định trên sàn HOSE để ban lãnh đạo DN có khoảng lặng tập trung cũng cố hoạt động kinh doanh trong giai đoạn khó khăn này", một chuyên gia nhận định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đại Thiên Lộc loay hoay thoát khó tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714659765 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714659765 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10