Đâu là sức hút để doanh nghiệp nước ngoài nhượng quyền vào Việt Nam?

Diendandoanhnghiep.vn Từ năm 2007 đến nay đã có 203 doanh nghiệp đăng ký nhượng quyền vào Việt Nam, và 7 doanh nghiệp mới đăng ký từ đầu năm nay. Vậy đâu là sức hút để doanh nghiệp nước ngoài nhượng quyền vào Việt Nam?

Một cửa hàng nhượng quyền của Burger King.

Một cửa hàng nhượng quyền của Burger King.

Xu hướng nhượng quyền

Theo thống kê của Bộ Công Thương, tính từ năm 2007 đến nay đã có 203 doanh nghiệp với hàng trăm nhãn hiệu được cấp phép nhượng quyền (franchise) tại Việt Nam với nhiều mô hình kinh doanh. Nếu chỉ tính riêng năm 2017, có tới 31 doanh nghiệp nước ngoài đăng ký franchise ở Việt Nam. Và từ đầu năm 2018, đã có 7 doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam. Không chỉ vậy, ngày càng nhiều các thương hiệu từ khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á quan tâm đến thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều nhất là các chuỗi nhà hàng ăn uống.

Các công ty này chủ yếu đến từ Anh, Pháp, Mỹ, Đài Loan, Hồng Công, Nhật Bản, hoạt động trong lĩnh vực F&B, giáo dục, hàng tiêu dùng, với các tên tuổi như Costa International Limited (Anh) kinh doanh chuỗi cà phê Costa; ITX MERKEN, B.V (Hà Lan) với chuỗi cửa hàng bán lẻ quần áo, giày dép và phụ kiện gắn với nhãn hiệu Pull & Bear, Stradivarius, Massimo Dutti…

Dẫu vậy, con số thống kê kể trên dường như chưa phản ánh hết mức độ sôi động của thị trường franchise trong thời gian qua. Trên thực tế, có những thương hiệu dù đã hoạt động trên thị trường nhưng không thấy được ghi nhận trong danh sách. Hoạt động franchise thứ cấp (bán lại thương quyền cho các đối tác nhỏ lẻ) sau khi nhận franchise độc quyền từ nước ngoài cũng diễn ra rất sôi động khiến số lượng các chi nhánh trong từng chuỗi tăng nhanh…

Bà Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch Công ty Retail & Franchise Asia, thành viên sáng lập và điều hành World Franchise Associated chia sẻ, xu hướng các thương hiệu vào Việt Nam sẽ còn tiếp tục trong 3 năm tới. Trong số này, các thương hiệu từ khu vực (ví dụ như Malaysia, Singapore hay Thái Lan, Philippines) sẽ vào cùng với các nhãn quốc tế.

Sức hút thị trường Việt

Theo các chuyên gia, sở dĩ các thương hiệu nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam vì tỷ lệ dân số trẻ cao, thích nhu cầu trải nghiệm và mua sắm mới, sức mua tốt. Mặt khác, với tốc độ tăng trưởng GDP đứng vào hàng cao nhất thế giới trong nhiều năm liền, Việt Nam thực sự là thị trường hấp dẫn của các nhà kinh doanh ở nhiều lĩnh vực.

Đánh giá về thị trường bán lẻ và nhượng quyền thương mại Việt Nam, ông Suttisak Wilaman, Phó giám đốc điều hành Công ty Reed Tradex, chỉ ra rằng Việt Nam là thị trường mới nổi của ngành bán lẻ và nhượng quyền thương mại, nhưng tạo được sức hấp dẫn đối với nhiều thương hiệu quốc tế và khu vực.

Theo đó, thị trường Việt Nam hội đủ các yếu tố tiềm năng như thị trường tiêu dùng lớn, mức thu nhập tăng nhanh và một thế hệ người tiêu dùng trẻ năng động… Qua đó, mang lại triển vọng lạc quan cho ngành bán lẻ cũng như nhượng quyền thương mại phát triển và có thể tăng gấp đôi trong 5 năm tới.

Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, việc phát triển kinh doanh theo hướng franchise đã giúp các doanh nghiệp tận dụng được nguồn vốn cũng như nhân lực từ đối tác để mở rộng kinh doanh. Đồng thời gia tăng doanh số và lợi nhuận từ nguồn thu chi phí franchise nâng cao giá trị thương hiệu, đặc biệt hơn là nâng tầm doanh nghiệp. Đây là cách huy động vốn và nhân lực rất thông minh của các nhà đầu tư nước ngoài.

Không chỉ mang lại lợi ích to lớn cho bên franchise, mô hình này còn hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất cho đối tác nhận quyền. Nhờ uy tín của các thương hiệu lớn nhượng quyền mà sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiêu thụ mạnh trên thị trường và được người tiêu dùng biết đến. Các doanh nghiệp này đỡ tốn một khoản tiền khổng lồ để tạo dựng thương hiệu cũng như tiết kiệm đáng kể chi phí quảng cáo, xúc tiến bán hàng.

Tuy nhiên theo bà Phi Vân, lời khuyên dành cho các nhà đầu tư Việt Nam là nếu chấp nhận bỏ nhiều tiền để mua nhượng quyền giá cao, thương hiệu đã tốt thì sẽ chỉ cần tập trung vào vận hành, khai thác. Còn nếu bỏ ít tiền thì phải chấp nhận cùng xây dựng, hoàn thiện mô hình với công ty nhượng quyền.

“Các thương hiệu khu vực vào kinh doanh tại Việt Nam rất cơ hội, chưa nghĩ sâu cho hệ sinh thái. Chính vì vậy, đã có tranh chấp, mâu thuẫn, đổ gãy xảy ra”, bà Phi Vân nói.

Tuy vậy, thị trường tại Việt Nam vẫn chỉ ở trong giai đoạn gieo hạt (dù bắt đầu có nhượng quyền từ năm 2009), trong khi các nước như Malaysia, Singapore đã bắt đầu từ những năm 1980. Chính vì vậy, vẫn còn rất nhiều thách thức. Trong đó, bản thân các nhà đầu tư mua thương quyền nước ngoài vào Việt Nam vẫn chưa hiểu đúng, đủ về mọi thứ liên quan đến thị trường.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đâu là sức hút để doanh nghiệp nước ngoài nhượng quyền vào Việt Nam? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714549873 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714549873 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10