Đầu tư 350 nghìn tỷ đồng thế nào để "chấn hưng văn hoá"?

Diendandoanhnghiep.vn Tiền mua được nhiều thứ, nhưng văn hoá không phải là mặt hàng, lấy tiền làm khuôn đúc tư tưởng, ép suy nghĩ, hành động, cách ứng xử của con người là điều không thể.

Người viết có chuyến leo núi Lùng Cúng (Yên Bái) chỉ mấy ngày mà như được sống ở một thế giới khác với biển mây, đảo ngọn núi, rừng cây… Ở nơi không sóng điện thoại, không công việc hay mạng xã hội, người viết như chợt nhận ra mình vừa rời xa những phù phiếm, xa hoa, bạc bẽo, giả dối của xã hội hiện đại.

Không chỉ được sống với vẻ đẹp của thiên nhiên mà sống cả với sự trung thực, thật thà của những người dân H’ mông nơi đây.

Lúc xuống núi anh hướng dẫn động viên: "Mọi người cố gắng, đường xuống dễ hơn lên, chỉ tiếng đồng hồ là xuống đến chân núi". 

Cậu Porter nói lại ngay: "Xuống không dễ hơn đâu nhé, đường ngắn như lại dốc vẫn phải gần hai tiếng đó".

Có lẽ từ lâu rồi chúng ta quen nghe những điều mình thích nghe hơn là nghe sự thật, dễ chịu êm tai đấy mà rời xa sự thật, không còn nhận ra vẻ đẹp của sự thật, nên khi nghe tin có đề xuất chủ trương đầu tư "Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025-2035" của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch dự tính dùng tới 350 nghìn tỷ đồng, người viết không muốn tin là sự thật.

Nhiều Bộ, ngành đề nghị làm rõ cơ sở, phương pháp xác định số tiền 350.000 tỷ đồng mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra để chấn hưng văn hóa

Cần làm rõ cơ sở xác định số tiền 350 nghìn tỷ đồng, quy mô chương trình để chấn hưng văn hóa

Đúng! “Chấn hưng văn hoá” là điều cần thiết trong tình trạng xã hội Việt Nam hiện nay khi thói hư tật xấu, lừa lọc, “quan tham, lại nhũng” tôn sùng vật chất đầy rẫy tràn lan. Ngoài thói xấu cố hữu thì thêm thói “sống ảo”, “làm hàng”,… mai một đi những truyền thống văn hoá tốt đẹp như “kính già, yêu trẻ”, “tôn sư trọng đạo”.

Số tiền của chương trình quy đổi ra đô la Mỹ cũng tới xấp xỉ 15 tỷ đô la - một số tiền khổng lồ mà kết quả đầu tư của chương trình này thật khó có thể công khai ra được. Mục tiêu của chương trình là phát triển văn hoá, con người Việt Nam, phát triển hạ tầng, cảnh quan, thiết kế văn hoá đồng bộ, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc, thúc đẩy văn học, nghệ thuật, phát triển công nghiệp văn hoá… Đều là các khái niệm trừu tượng, mập mờ để đến lúc không thành công dễ dàng đổ lỗi.

Chấn hưng văn hoá bằng tiền thì kết quả chỉ cái vỏ, còn phần lõi bên trong thì không ai kiểm chứng, vì tiền không làm bệ để kê văn hoá cao lên được. Số tiền ngân sách này là tiền thuế đóng góp từ dân, không phải phần bánh được chia cho lĩnh vực, bộ phận nào muốn vẽ ra để “dây máu ăn phần”.

Liệu tiêu hết số tiền này, người dân Việt Nam sẽ biết đỡ nhau dậy khi tai nạn giao thông, các khu phố văn hoá sẽ không còn cảnh vợ chửi, chồng đánh, bố mẹ khóc than, người dân không xả rác bừa bãi, không đi ngược chiều và vượt đèn đỏ khi không có cảnh sát giao thông?

Sẽ chẳng có tác phẩm văn học vô giá xuất sắc nào nếu nhà văn không có trải nghiệm một đời phong phú, chẳng có bài hát vô giá nào khi nhạc sĩ không viết bằng rung động từ trái tim. Năng khiếu nghệ thuật là trời cho, đặt hàng bằng tiền không bao giờ có sản phẩm vô giá được.

Còn nhớ tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đất nước giai đoạn này đó chính là xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hoá của dân tộc, trong đó có việc “Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, văn minh gắn liền với đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, phi văn hoá, phản văn hoá; bảo vệ những giá trị chân - thiện - mỹ”.

Nhắc lại để thấy, chấn hưng văn hóa phải ở đâu xa, mà bắt đầu trước hết từ việc xây dựng con người, từ gia đình, trường học đến xã hội.

Cái gốc của chấn hưng văn hoá phải bắt đầu từ giáo dục, bắt đầu từ sự trung thực. Một đứa trẻ từ bé đã thích thú với những câu chuyện của thằng Cuội lừa bán được đàn vịt trời cho người khác, thích thú với phim ngắn cho mèo ăn bằng đĩa cổ để bán được mèo giá cao, hứng thú bởi những trò lừa vua của Trạng Quỳnh hay lưu manh như Ba Giai, Tú Xuất, thì lớn lên cũng sẽ có cách hành xử tương tự, sẵn sàng “dối trên lừa dưới” để đạt mục đích, mất đi niềm kiêu hãnh của “chính nhân quân tử”.

Bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống hãy để các địa phương tự làm, các lễ hội truyền thống tốt đẹp không chờ ngân sách nhà nước mà người dân thấy yêu họ sẽ tự làm. Số tiền này sẽ mở được bao nhiêu con đường mới, ngôi trường mới, bệnh viện mới phục vụ người dân giúp kinh tế đi lên. Khi kinh tế no đủ, tư duy hành xử sẽ chuẩn mực hơn khi giàu sẽ đi với sang, mà sang thì không gì bằng sang trọng về văn hoá “khôn khi vô sự, thảo khi no lòng”, còn khi “miếng cơm manh áo”’ vẫn là gánh nặng và nỗi lo thường trực thì cái bụng đói sẽ được ưu tiên cách hành xử văn hoá.

Chấn hưng văn hoá để văn hoá còn là dân tộc còn thì hãy chấn hưng từ nền giáo dục, lấy lại niềm tin của xã hội với nền giáo dục đào tạo. “Khơi trong gạn đục”, phát huy truyền thống văn hoá đạo đức tốt đẹp trước cả việc trang bị kiến thức văn hoá.

Bộ máy công quyền hãy đừng cửa quyền mà hãy phục vụ người dân đúng chức trách nhiệm vụ chứ đừng để người dân sợ cơ quan công quyền như sợ “dây với hủi” dù mình là người đóng thuế trả lương cho các “đày tớ” của nhân dân. Bỏ đi văn hoá phong bì nơi công sở sẽ giúp bộ máy trong sạch và vận hành chỉn chu hơn.

Gia đình là tế bào xã hội giáo dục, không chỉ phó mặc cho nhà trường mà các bậc cha mẹ cũng phải “nhìn cây sửa đất, nhìn con sửa mình”, dạy con cách sống đoàng hoàng, hành xử quân tử và bản thân cũng phải tự vấn lại mình.

Chấn hưng văn hoá là bỏ đi văn hoá sính ngoại, sính chữ, sính bằng cấp, coi trọng vào thực lực, thực tài của con người, tiếp nhận văn hoá ngoại lai một cách có chọn lọc. Cơ quan quản lý văn hoá phải hoạt động như bộ lọc để dòng văn hoá trong sạch chảy vào, còn rác bẩn được ngăn lại phía ngoài.

Tiền mua được nhiều thứ, nhưng văn hoá không phải là mặt hàng, lấy tiền làm khuôn đúc tư tưởng, ép suy nghĩ, hành động, cách ứng xử của con người là điều không thể.

Rất mong chương trình này được xem xét thẩm duyệt một cách cặn kẽ thấu đáo “quang minh chính đại”, không để lại sự nghi ngờ từ phía người dân.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đầu tư 350 nghìn tỷ đồng thế nào để "chấn hưng văn hoá"? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714280834 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714280834 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10