Đề nghị bỏ quy định xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Góp ý Dự thảo Nghị định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ… VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo, bỏ một số quy định chưa phù hợp…

>>Thao túng thị trường chứng khoán - khó xử lý hình sự

Trả lời Công văn số 14080/BTC-TCNH ngày 9/12/2021 của Bộ Tài chính về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế (Dự thảo), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cơ quan soạn thảo, bỏ một số quy định chưa phù hợp.

Một số quy định tại Dự thảo được cho còn chưa phù hợp - Ảnh minh họa

Một số quy định tại Dự thảo được cho còn chưa phù hợp - Ảnh minh họa

Cụ thể, về mục đích huy động vốn, Điều 1.1 Dự thảo (sửa đổi Điều 5.1 Nghị định 153/2020/NĐ-CP) cấm doanh nghiệp phát hành trái phiếu để góp vốn dưới hình thức góp vốn hoặc mua cổ phần tại doanh nghiệp khác. Theo giải trình của cơ quan soạn thảo tại Tờ trình, quy định này nhằm hạn chế tình trạng Công ty mẹ, Công ty trong cùng Tập đoàn huy động để chuyển vốn cho nhau.

Theo VCCI, quy định này là không phù hợp với nguyên tắc quản trị của các tập đoàn bởi thực tế, khi triển khai một dự án kinh doanh, Tập đoàn thường sẽ không trực tiếp đảm nhận dự án mà thành lập Công ty con để thực hiện dự án đó, đặc biệt là với các dự án đầu tư sang lĩnh vực hoặc dự án có độ rủi ro cao.

>>Thị trường chứng khoán: Dòng tiền vẫn đứng ngoài quan sát

Đây là phương thức thực hiện dự án quen thuộc và hiệu quả, giúp tránh được rủi ro và linh hoạt khi cần điều chỉnh cơ cấu. Dù vậy, trong trường hợp đó, Công ty con mới rất khó vay vốn và không đủ điều kiện phát hành trái phiếu, nên Công ty mẹ có tín nhiệm cao hơn thường giữ vai trò huy động vốn, gồm cả biện pháp phát hành trái phiếu.

“Quy định như vậy sẽ vô hình khiến các doanh nghiệp ngần ngại đầu tư vào các lĩnh vực mới, ngăn cản quyền tự do huy động vốn của doanh nghiệp và không khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế đa ngành, không phù hợp với chủ trương tại Nghị quyết 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân.

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, cân nhắc bỏ các quy định này - Ảnh minh họa

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, cân nhắc bỏ các quy định này - Ảnh minh họa

Việc kiểm soát doanh nghiệp góp vốn có thể thực hiện thông qua một số cơ chế khác, bao gồm: Công khai thông tin về cả Công ty phát hành và Công ty được góp vốn, mua cổ phần (mục đích sử dụng vốn, dòng tiền, tình hình thực hiện dự án); Đại diện người sở hữu trái phiếu: đơn vị này sẽ có trách nhiệm giúp các nhà đầu tư giám sát việc sử dụng vốn huy động (đã được quy định tại Điều 1.5 Dự thảo)”, VCCI phân tích.

Từ đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ quy định này và bổ sung cơ chế kiểm soát theo hướng phân tích đã nêu.

Bên cạnh đó, về xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, Điều 1.2 Dự thảo (sửa đổi Điều 8.1.d Nghị định 153/2020/NĐ-CP) yêu cầu việc xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp phải được thực hiện trước mỗi khi thực hiện giao dịch mua/bán trái phiếu.

VCCI cho rằng, quy định này cần phải xem xét như việc xác định vào thời điểm bán là không cần thiết. Việc xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhằm đảm bảo các cá nhân nhỏ lẻ không chuyên có thể tham gia vào lĩnh vực này. Tại thời điểm bán, nhà đầu tư đã nắm giữ trái phiếu (đã tham gia thị trường) và do đó yêu cầu này sẽ không còn ý nghĩa nữa. Hơn nữa, việc này lại vô tình hạn chế quyền bán của chính nhà đầu tư đó;

Hay như xác định vào thời điểm mua cũng dường như không thực sự cần thiết. Bởi theo thông tin tại Tờ trình, nhà đầu tư có lách các quy định hiện nay bằng các biện pháp với chi phí thấp (chỉ 1,5 – 2 triệu đồng). Việc xác định lại tư cách nhà đầu tư tại mỗi thời điểm mua không thể giải quyết được vấn đề này, vì người mua trái phiếu một vài lần vẫn có thể chịu được phí tổn này, còn người mua trái phiếu nhiều lần thì rất có thể cũng được coi là nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Đồng thời, quy định này cũng dẫn đến phiền phức và phát sinh chi phí cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp (ở mức 262.000 người), vấn đề ở đây nằm ở tiêu chuẩn xác định nhà đầu tư chứng khoán tại Điều 11 Luật Chứng khoán, hay chỉ sửa Luật Chứng khoán mới giải quyết được vấn đề này.

Từ những phân tích đã nêu, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ quy định trên.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đề nghị bỏ quy định xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714499488 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714499488 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10