Ông Nguyễn Thế Tân, Phó tổng giám đốc Công ty VCCorp cho biết nhiều doanh nghiệp muốn phát triển công nghệ nhưng không dám làm, tồn tại đầu tiên là tư duy cũ.
Do đó, các chuyên gia và doanh nghiệp kiến nghị cần hội tụ và hỗ trợ "cụm doanh nghiệp" công nghệ ở các ngành nghề nòng cốt, tập trung ở cùng vị trí địa lý và hoạt động dưới cơ chế chung.
Ông Nguyễn Thế Tân - Phó Tổng giám đốc Công ty VCCorp cho rằng: tồn tại đầu tiên cản trở doanh nghiệp là tư duy cũ. Dẫn chứng, những công ty hàng đầu thế giới cũng là các công ty công nghệ như Google, Facebook... đổi mới tư duy, ứng dụng công nghệ mới, đứng đầu cả về số người sử dụng, doanh số, tầm ảnh hưởng, giá trị thị trường.
Các doanh nghiệp này được chia làm 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là Google, Facebook... làm ra những sản phẩm dịch vụ hoàn toàn mới, giải quyết vấn đề mới. Nhóm thứ hai là giải quyết các nhu cầu cũ bằng xây dựng mô hình kinh doanh mới, phương pháp mới, dựa trên các công nghệ của họ. Những doanh nghiệp toàn cầu này còn tạo ra công nghệ cho thế giới học theo về trí tuệ, máy móc... là do các nước có nhiều chính sách phát triển ưu đãi về thuế.
Trong khi đó, các chính sách, quy định của Việt Nam còn nhiều hạn chế doanh nghiệp trong lĩnh vực này. "Nhiều công ty muốn làm nhưng không dám làm", đại diện VCCorp chia sẻ.
Phó Tổng giám đốc VCCorp khẳng định, nếu được khuyến khích phát triển, Việt Nam hoàn toàn có thể làm được như các nước phát triển công nghệ trên thế giới. Tiêu biểu như Vingroup có thể sản xuất tự động hóa 4.0, Viettel tự làm thiết bị mạng 5G... Trong mảng nội dung số có VNG với Zalo, VCCorp với nền tảng quảng cáo bằng công nghệ, hệ thống phân phối nội dung và hàng chục công ty khác.
Có cùng quan điểm, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch Công ty Vinfast Lê Thị Thu Thuỷ cho biết thêm, để sản xuất các sản phẩm công nghệ đang đòi hỏi chi phí khá lớn, lợi nhuận thu hồi lâu nên đó cũng là khó khăn với doanh nghiệp muốn phát triển công nghệ.
Có thể bạn quan tâm
11:15, 09/05/2019
10:16, 09/05/2019
03:22, 09/05/2019
Do đó, Đại diện Vingroup và VCCorp khẳng định, doanh nghiệp công nghệ rất cần những sự hỗ trợ từ Nhà nước để phát triển công nghệ đặc biệt góp phần phát triển công nghệ trong những mảng kinh doanh mới.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Xuân Thành Đại học Fulbright Việt Nam nhận định, yêu cầu cho các quốc gia là cần có chính sách phù hợp hơn cho phát triển doanh nghiệp công nghệ.
Ông Nguyễn Xuân Thành đưa ra kiến nghị: “Cần hội tụ những doanh nghiệp ở các ngành nghề nòng cốt, tập trung ở cùng vị trí địa lý và hoạt động dưới cơ chế chung. Vài trò của Nhà nước là hỗ trợ cho những "cụm doanh nghiệp" này”.
Các nhân tố cần cải thiện hơn để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển là nhân lực, cơ sở hạ tầng, công nghệ mới, thị trường, bối cảnh, môi trường cạnh tranh và khung pháp lý hỗ trợ. Trong đó, ông Nguyễn Xuân Thành nhấn mạnh về khâu đào tạo nguồn lực chất lượng cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin.
Ở góc độ doanh nghiệp, Phó tổng giám đốc Công ty VCCorp Nguyễn Thế Tân kiến nghị: “Cần nhiều cơ chế hỗ trợ cái mới, bao gồm coi công nghệ số là ngành kinh tế trọng điểm, phát triển thị trường trong nước bằng cách coi trọng các công ty Việt phục vụ thị trường Việt Nam, coi trọng các công ty có tiềm năng xuất khẩu sản phẩm/dịch vụ công nghệ trọn gói ra quốc tế chứ không phải outsourcing”.