Doanh nghiệp chế biến lâm sản gặp khó

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều doanh nghiệp sản xuất lâm sản tại Thanh Hóa đang đối mặt với nhiều khó khăn khi đơn hàng sụp giảm, xuất khẩu cầm chừng mà giá nguyên liệu đầu vào lại tăng cao.

>>Doanh nghiệp gỗ “ngồi trên lửa”

Ảnh hưởng chung từ thị trường thế giới, các doanh nghiệp sản xuất chế biến lâm sản tại Thanh Hóa cũng không tránh khỏi khó khăn vì sụp giảm lượng hàng hóa xuất ra.

Theo thống kê tỉnh Thanh Hóa hiện có 363 doanh nghiệp, cơ sở chế biến lâm sản đang hoạt động. Tính đến tháng 7/2022, toàn tỉnh Thanh Hóa đã giảm gần 8,3% so với tháng 6. Trong tháng 7, đơn hàng của doanh nghiệp sản xuất chế biến lâm sản sụt giảm mạnh tại nhiều thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Anh… Thị trường tiêu thụ trong nước cũng giảm, giá các sản phẩm gỗ giảm khoảng 30% khiến doanh thu của nhiều doanh nghiệp giảm mạnh. Nhiều đơn vị chế biến lâm sản hiện không có đơn hàng trong các tháng cuối năm 2022, đơn hàng xuất chậm hoặc bị hủy, hàng tồn kho nhiều buộc phải tiếp tục giảm công suất sản xuất.

Thêm vào đó, các doanh nghiệp phải chịu áp lực bởi giá cả nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tăng cao, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất. Ảnh hưởng của thị trường khiến doanh nghiệp sản xuất lâm sản phải tìm giải pháp bằng cách thu gọn sản xuất, tìm kiếm các đơn hàng mới tại các thị trường khác.

Là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu các sản phẩm ván ép, ông Phạm Đình Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Triệu Thái Sơn đóng tại huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) cho biết, hiện tại, công ty đang sản xuất cầm chừng, có những công chuyền chỉ làm có 2 ngày/tuần để duy trì việc làm, giữ chân người lao động. Hàng trăm contaner hàng đã sản xuất cũng chưa thể xuất khẩu do phía đối tác dừng nhận hàng. Mặc dù công ty đang khắc phục ở duy trì sản xuất, cũng đang tìm kiếm thị trường, nhưng nói chung vẫn rất chậm từ nay đến cuối năm tình hình cũng không mấy khả quan. Điều này khiến cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn.

>>Doanh nghiệp gỗ vẫn “lơ mơ” về giấy phép FLEGT

>>Phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ phục vụ xuất khẩu

Theo ông Hà Văn Khâm, Giám đốc Công ty TNHH công nghiệp gỗ Thanh Hóa, những tháng đầu năm thì có dấu hiệu hồi phục sản xuất sau COVID-19 nhưng từ tháng 6, gần như đầu ra xuất khẩu không xuất được. Hiện nay công ty chúng tôi sản xuất cũng chỉ mang tính chất cầm chừng, giảm công suất khoảng 50%. "Lãnh đạo công ty đang nỗ lực tìm giải pháp mới, đơn hàng mới, thị trường mới, đa dạng sản phẩm, chúng tôi hy cũng cuối năm tình hình thị trường tốt hơn" - ông Khâm nói.

Ông Cao Văn Sơn, Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ thương mại Sơn Lâm, đóng tại Thường Xuân (Thanh Hóa) cũng cho biết , "các mặt hàng chững lại, đối với công ty chỉ sản xuất khoảng 60%, trong khó khăn chúng tôi vẫn phải tiếp tục duy trì sản xuất để đảm bảo việc làm, hướng tới chuyển sang đơn hàng nội địa để đảm bảo thu nhập cho người lao động".

"Các doanh nghiệp cũng mong muốn cơ quan chức năng có chính sách giãn nợ, giảm lãi suất; gia hạn các khoản vay đến hạn, giảm thuế thu nhập cá nhân, giảm tiền thuê đất; hỗ trợ thông tin thị trường, giảm tiền thuê đất, kết nối cung cầu giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất qua giai đoạn khó khăn này", ông Sơn kiến nghị.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp chế biến lâm sản gặp khó tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714526653 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714526653 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10