Doanh nghiệp lương thực, thực phẩm gặp khó về vốn cho sản xuất

Diendandoanhnghiep.vn Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực, thực phẩm TPHCM (FFA) các doanh nghiệp (DN) trong ngành nhất là DNVVN vẫn phải đối mặt nhiều áp lực, khó khăn nhất là nguồn vốn cho sản xuất.

>>> Phí "mất cân bằng vỏ container" tăng chóng mặt, doanh nghiệp than trời

Chia sẻ những khó khăn khi hoạt động trong ngành lương thực thực phẩm, ông Nguyễn Tuấn, Phó Giám đốc ITPC cho biết, ngành lương thực, thực phẩm được TP.HCM xác định là một trong bốn ngành trọng điểm, chiếm 13,78% giá trị sản xuất và đóng góp 13,69% giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp của Thành phố.

Sau những tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 làm gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng, nhiều đơn hàng bị hủy hoặc nhà mua hàng chuyển qua đặt hàng ở quốc gia khác, dẫn đến tắc cả đầu vào lẫn đầu ra. Cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm hiện gặp phải rất nhiều khó khăn.

Theo bà Lý Kim Chi, Hội Lương thực Thực phẩm TP (FFA) hiện tất cả đã trở lại sản xuất an toàn, đáp ứng các yêu cầu về phòng chống dịch với 80 – 100% công suất.

Thậm chí thời điểm này các doanh nghiệp còn tăng công suất, tăng ca để tăng lượng hàng hóa, ổn định giá cả, đảm bảo cung cấp hàng hóa đầy đủ, nhất là chuẩn bị dự trữ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp cuối năm và Tết nguyên đán.

Thuận lợi của các doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm trong bối cảnh tái sản xuất, phục hồi kinh doanh sau tác động nặng nề của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư là nắm giữ lợi thế của ngành sản xuất hàng hóa thiết yếu nên đảm bảo được lực lượng lao động đủ đáp ứng quay lại sản xuất ngay và nhanh nhất.

Hầu hết các doanh nghiệp đều được tạo điều kiện duy trì hoạt động sản xuất trong thời điểm giãn cách khắt khe nhất. Vì vậy, khi tái sản xuất trở lại, tình trạng thiếu hụt lao động trong các doanh nghiệp lương thực, thực phẩm không nghiêm trọng như các lĩnh vực khác.

Tuy nhiên, Chủ tịch FFA nhận định trong thời gian tới, các doanh nghiệp nhất là DNVVN vẫn phải đối mặt với nhiều áp lực, khó khăn, nhất là nguồn vốn sản xuất. Cụ thể, sau các đợt dịch Covid-19 vừa qua, hầu hết doanh nghiệp đều hụt nguồn vốn tái sản xuất, đặc biệt là doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm.

Nguồn vốn dự trữ của các doanh nghiệp trước đó đã phải trưng dụng cho các chi phí phát sinh trong thời gian duy trì sản xuất, đảm bảo các mặt hàng thực phẩm thiết yếu cho TPHCM trong thời điểm giãn cách nên rất cần vay ngân hàng.

Hiện nay, NHNN đã ban hành Thông tư 14, theo đó cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc, lãi của khoản nợ, miễn giảm lãi, phí. Tuy nhiên, thực tế tỷ lệ DN tiếp cận gói hỗ trợ về vốn, tín dụng còn thấp.

Rào cản lớn nhất để doanh nghiệp tiếp cận vốn vay là không đủ điều kiện về tài sản thế chấp theo tiêu chuẩn tín dụng bình thường của ngân hàng để vay vốn trong thời điểm thị trường, sản xuất khó khăn hiện nay. Theo bà Chi, mức giảm lãi suất còn thấp cũng là rào cản cho doanh nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp lương thực, thực phẩm gặp khó về vốn cho sản xuất tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714128554 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714128554 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10