Không cần thông báo khi thanh tra, kiểm tra đột xuất về bảo vệ môi trường

Diendandoanhnghiep.vn Đây là một trong những điểm mới đáng chú ý trong Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường.

Sáng 26/5, tiếp tục kỳ họp thứ chín, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, sau thời gian thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, đã có những vấn đề và thách thức mới phát sinh từ thực tiễn cuộc sống, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải sửa đổi Luật. Trong đó, Luật hiện hành chưa tiếp cận và cập nhật kịp với những thay đổi nhanh chóng của thực tiễn; cách thức quản lý còn mang nặng tính mệnh lệnh hành chính, chủ yếu dựa vào quy trình, thủ tục, chưa chú trọng quản lý theo mục tiêu và kết quả về bảo vệ môi trường...

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, sau thời gian thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, đã có những vấn đề và thách thức mới phát sinh từ thực tiễn cuộc sống, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải sửa đổi Luật.

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, sau thời gian thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, đã có những vấn đề và thách thức mới phát sinh từ thực tiễn cuộc sống, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải sửa đổi Luật.

Bên cạnh đó, môi trường nước ta đang diễn biến ngày càng phức tạp; ô nhiễm môi trường tại một số nơi đã vượt ngưỡng cho phép… đòi hỏi phải nhanh chóng thay đổi phương thức quản lý, kiểm soát về môi trường. Nhiều quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và cam kết quốc tế mới liên quan đến môi trường cần sớm được thể chế hóa, đòi hỏi cần đổi mới tư duy, cách thức trong quản lý môi trường.

“Do vậy, đã đến lúc cần hình thành đạo luật về bảo vệ môi trường một cách tổng thể, toàn diện, đồng bộ và thống nhất, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

Đáng chú ý, trong phần trình bày của mình, ông Hà cũng nhấn mạnh mục tiêu của việc sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường lần này là bảo vệ môi trường phải được đặt ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển; môi trường không chỉ là không gian sinh tồn của con người, mà còn là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững; không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế; thực hiện sàng lọc, lựa chọn đầu tư phát triển dựa trên các tiêu chí về môi trường; bảo đảm hài hòa lợi ích, tạo động lực khuyến khích các bên liên quan tham gia công tác bảo vệ môi trường.

“Bảo vệ môi trường phải lấy bảo vệ sức khoẻ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu, bảo đảm mọi người dân đều có quyền được sống trong môi trường trong lành; dựa trên cơ sở phòng ngừa là chính, kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường”, ông Hà nhấn mạnh.

So với Luật hiện hành, theo Tờ trình của Chính phủ, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) có nhiều cải cách mạnh mẽ, nhiều điểm đổi mới căn bản,  đặc biệt, lần đầu tiên đưa chính sách môi trường của Việt Nam hài hòa tiệm cận với pháp luật quốc tế; tạo môi trường pháp lý thuận lợi để Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA, EVIPA, CPTPP... góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, sàng lọc các dự án có công nghệ lạc hậu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, chủ động vượt qua các hàng rào kỹ thuật trong cạnh tranh thương mại toàn cầu.

Thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về Dự án Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, ông Phan Xuân Dũng khẳng định, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, doanh nghiệp và nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo vệ môi trường đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Trong đó, có một số cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường chưa theo kịp với cơ chế kinh tế thị trường; nhiều nội dung bảo vệ môi trường được quy định trong nhiều luật khác nhau nhưng giữa các luật còn chồng chéo; nội dung, trách nhiệm, phân công, phân cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường chưa thực sự hợp lý, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Dự thảo Luật bao gồm 16 chương, 186 điều, trong đó đã cải cách mạnh mẽ, cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính từ 20 đến 75 ngày. Góp phần giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp thông qua các quy định: Thu hẹp khoảng 20% đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường; tích hợp các thủ tục hành chính vào giấy phép môi trường; không duy trì chế độ quan trắc môi trường định kỳ đối với doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật về bảo vệ môi trường.

Một số điểm mới của dự thảo Luật gồm: Thanh tra, kiểm tra đột xuất về bảo vệ môi trường không cần thông báo; quy định thời hiệu xử phạt là 5 năm để phù hợp với tính chất các vi phạm về môi trường; quy định các tổ chức, cá nhân quản lý khu công cộng được “phạt” theo nội quy, quy chế về bảo vệ môi trường của khu công cộng để đạt được mục đích giáo dục, răn đe; tích hợp 6 loại giấy phép có liên quan vào một giấy phép môi trường để cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính; gắn thủ tục đánh giá tác động môi trường, cấp phép với trình tự thực hiện dự án đầu tư để tạo sự thống nhất, đồng bộ; đổi mới phương thức quản lý chất thải, coi chất thải là tài nguyên để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Không cần thông báo khi thanh tra, kiểm tra đột xuất về bảo vệ môi trường tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714258139 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714258139 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10