Dự thảo Luật về PPP: Một số điều luật đang... "đá nhau"

Diendandoanhnghiep.vn Ông Dương Đăng Huệ, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam khẳng định giữa một số điều luật trong dự thảo Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư vẫn còn tồn tại, nhiều mâu thuẫn.

Sau nhiều lần chỉnh sửa, Dự thảo Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (Luật về PPP) vẫn đang tiếp tục được mang ra lấy ý kiến. 

Ông Dương Đăng Huệ, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

Ông Dương Đăng Huệ, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

Nhiều quy định “đá nhau”

Theo Điều 49, dự thảo Luật về PPP thì chỉ có nhà đầu tư được lựa chọn là chủ thể duy nhất có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm hợp đồng.

Trong khi đó, Khoản 3 Điều 51 lại quy định: “3. Sau khi ký kết hợp đồng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 49 của Luật này”.

Như vậy, theo quy định này thì chủ thể có nghĩa vụ thực hiện biện pháp bảo đảm hợp đồng không chỉ có một mình nhà đầu tư mà còn có cả doanh nghiệp dự án.

Rõ ràng, ở đây đã có sự không thống nhất trong quy định của 2 điều luật và nếu quy định này được ban hành thì không biết doanh nghiệp dự án sẽ phải tuân thủ quy định tại điều nào của Luật: Điều 49 (theo đó, doanh nghiệp dự án không chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm hợp đồng) hay Khoản 3 Điều 51 (doanh nghiệp dự án phải chịu trách nhiệm này cùng với nhà đầu tư).

Đáng chú ý, ông Huệ còn chỉ ra tình trạng hai điều luật đá nhau còn lặp lại ở Điều 80 và Điều 81. Cụ thể, Điều 80 viết: “Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được hưởng các ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế, đất đai, đầu tư và pháp luật có liên quan khác”.

Điều 81.1.a lại viết: “Doanh nghiệp dự án PPP được nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc cho phép sử dụng tài sản công khác để thực hiện hợp đồng PPP”.

Ông Huệ nhấn mạnh nội dung hai điều luật nêu trên mâu thuẫn với nhau ở chỗ theo Điều 80 thì cả hai chủ thể đều được hưởng các ưu đãi, trong đó có ưu đãi về tiền thuê đất. Trong khi đó, theo Điều 81.1.a thì chỉ có một mình doanh nghiệp dự án được giao đất, cho thuê đất mà thôi.

Như vậy, nhà đầu tư không được giao đất, cho thuê đất (theo Điều 81.1.a) nêu trên mà lại được quyền hưởng ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là điều vô lý.

Các chủ thể chưa được phân biệt… rõ ràng

Một ví dụ khác tiêu biểu cho sự không rõ ràng của dự thảo Luật PPP là Điều 54.1. Điều này viết: “Trường hợp nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án vi phạm nghiêm trọng việc thực hiện các nghĩa vụ quy định tại hợp đồng dự án PPP và không thể khắc phục vi phạm trong một thời gian nhất định theo quy định tại hợp đồng dẫn tới phải chấm dứt hợp đồng theo quy định Điều 53 của Luật này, cơ quan ký kết hợp đồng tiếp quản dự án PPP nhằm đảm bảo tính liên tục của việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công...”.

Điều 55.1 của dự thảo viết tiếp: “Trường hợp nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án vi phạm quy định hợp đồng tín dụng dẫn tới việc chấm dứt hợp đồng, nhằm bảo đảm tính liên tục trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, bên cho vay thực hiện việc tiếp quản dự án như sau...”.

Như vậy, trong cả hai trường hợp nêu trên đều không rõ là cả hai chủ thể (nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án) cùng vi phạm hợp đồng hay chỉ cần một trong số họ vi phạm là đủ để phía bên kia có quyền áp dụng biện pháp chế tài tương ứng đã được luật định (quyền tiếp quản dự án).

Nếu chỉ cần một chủ thể vi phạm là đủ để áp dụng chế tài thì phải có cách thể hiện khác (ví dụ, phải viết là: nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp dự án mà không thể diễn đạt như trong dự thảo là nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án).

“Tôi đề nghị phải rà soát lại dự thảo để thể hiện cho rõ: khi nào thì cả hai chủ thể (nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án) phải cùng nhau vi phạm hợp đồng còn khi nào thì chỉ cần một trong số họ vi phạm là đã đủ làm phát sinh hậu quả pháp lý.

“Việc xác định đúng thành phần chủ thể vi phạm hợp đồng là rất quan trọng vì nó liên quan đến việc quy trách nhiệm cho các chủ thể có liên quan: khi nào thì cả hai cùng vi phạm hợp đồng do đó phải cùng chịu trách nhiệm và khi nào thì chỉ có một bên vi phạm và do đó, chỉ có bên đó chịu hậu quả pháp lý mà thôi”, ông Huệ nêu quan điểm.

Theo dự kiến, Luật về PPP sẽ được đưa ra thảo luận tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV vào tháng 5/2020. Trước đó, tại kỳ họp thứ 8, dự luật này đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội và cơ quan soạn thảo đã tiếp thu, chỉnh lý. Dự thảo luật hiện có 11 chương với 109 điều, tăng 7 điều so với dự thảo trước.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dự thảo Luật về PPP: Một số điều luật đang... "đá nhau" tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714153245 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714153245 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10