“Duyên phận” Việt Nam với ASEAN

Diendandoanhnghiep.vn Việt Nam hình như có “duyên phận” nào đó rất lớn đối với ASEAN, vì Việt Nam chủ trì đúng vào năm ASEAN và thế giới gặp phải cuộc khủng hoảng lớn nhất từ trước đến nay.

TS.Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân Đông Á (EABC), Chủ tịch ASEAN BIS 2020 chia sẻ tại buổi họp báo giới thiệu các hoạt động doanh nghiệp do VCCI chủ trì trong năm ASEAN 2020, ngày 22/7.

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân Đông Á (EABC), Chủ tịch ASEAN BIS 2020. Ảnh: Quốc Tuấn

TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân Đông Á (EABC), Chủ tịch ASEAN BIS 2020. Ảnh: Quốc Tuấn

Theo TS. Vũ Tiến Lộc, cuộc khủng hoảng dịch bệnh COVID-19 là phép thử quan trọng đối với sự bền vững của các hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội trên thế giới. Dường như các nước Đông Á và ASEAN có tính bền vững hơn, vì đây là những nền kinh tế gắn với mô hình nhà nước kiến tạo.

COVID-19 là phép thử cho sự bền vững

ASEAN và Đông Á đã khống chế COVID-19 tốt hơn một số khu vực khác trên thế giới. Trong đó, Việt Nam là một điển hình của sự thành công khi kiềm chế COVID-19  và bắt đầu quá trình tái khởi động phục hồi nền kinh tế.

“Phải chăng Việt Nam đang là nền kinh tế dẫn dắt trong ASEAN khi thành công hơn các nước khác trong việc kiềm chế dịch bệnh? Việt Nam lại chủ trì năm ASEAN 2020 thì có chăng là “duyên phận” khi lịch sử đặt Việt Nam vào đúng thời điểm ASEAN và thế giới gặp nhiều thách thức lớn như hiện nay”, TS. Vũ Tiến Lộc bày tỏ.

Việt Nam đang là nền kinh tế đi đầu, đồng thời có khả năng duy trì khả năng tăng trưởng cao nhất trong ASEAN và là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất trên thế giới. “Tôi cảm nhận thấy có điều gì đó trùng hợp và cũng là "duyên phận" của Việt Nam đối với ASEAN trong bối cảnh hiện nay”, TS. Lộc chia sẻ.

Liên quan đến chuỗi giá trị mà Việt Nam đang cố gắng nắm bắt, TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng, Việt Nam không thể tận dụng được hết cơ hội khi tham gia vào sự chuyển dịch các chuỗi giá trị một cách thành công, mà cần có sự hợp tác của ASEAN và Đông Á.

Do đó, theo TS. Vũ Tiến Lộc, hơn lúc nào hết, việc tăng cường, gắn kết và sự chủ động thích ứng đang trở thành phẩm chất quan trọng của quản trị quốc gia và các nền kinh tế.

Chủ tịch VCCI cảm nhận “duyên phận” kỳ lạ khi Việt Nam đề xuất và được các nước ASEAN đồng ý với chủ đề “Gắn kết và chủ động thích ứng trong năm 2020” trước khi COVID-19 xảy ra.

“Và bây giờ chúng ta mới nhận thấy rằng, chính gắn kết và chủ động thích ứng là hai yếu điểm quan trọng nhất của nền kinh tế thế giới. Đây cũng là hai điểm cần đẩy mạnh nhất để vượt qua khó khăn hiện nay”, TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Thực tế, khi dịch COVID-19 xảy ra, trên thế giới chưa có nhiều sự phối hợp và gắn kết giữa các quốc gia trong việc phòng ngừa COVID-19. Khả năng thích ứng với bối cảnh thay đổi của nhiều nền kinh tế cũng rất yếu, cho nên đã gặp không ít khó khăn để vượt qua COVID-19 và duy trì hoạt động kinh tế.

“Do đó, không có chủ đề nào phù hợp hơn với việc gắn kết và chủ động thích ứng trong bối cảnh khủng hoảng như thế này”, TS. Lộc nhấn mạnh.

Ba từ khóa quan trọng

Đánh giá về hoạt động chung của hội nghị ASEAN từ cấp cao đến doanh nghiệp, đặc biệt những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhận thấy có một số từ khóa quan trọng.

theo TS. Vũ Tiến Lộc, hơn lúc nào hết việc tăng cường, gắn kết và sự chủ động thích ứng đang trở thành phẩm chất quan trọng của quản trị quốc gia và các nền kinh tế. Ảnh: Quốc Tuấn

TS. Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, hơn lúc nào hết việc tăng cường, gắn kết và sự chủ động thích ứng đang trở thành phẩm chất quan trọng của quản trị quốc gia và các nền kinh tế. Ảnh: Quốc Tuấn

Thứ nhất, đặt con người ở vị trí trung tâm.

Thứ hai, doanh nghiệp là động lực của sự phát triển.

Thứ ba, SMEs doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế. Nói rộng ra, đó chính là các hộ kinh doanh, các đơn vị kinh doanh một chủ, thậm chí một người kinh doanh và chúng ta không được lãng quên các đối tượng này.

Tương lai của các nền kinh tế được định hình bởi khu vực SMEs cùng với doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và doanh nghiệp khởi nghiệp.

“Do đó, ba niềm hy vọng, ba lực lượng này sẽ định hình nền kinh tế thế giới. Tương lai của nền kinh tế thế giới và Việt Nam là SMEs, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và doanh nghiệp khởi nghiệp”, TS. Vũ Tiến Lộc khẳng định.

Tất cả các tổ chức kinh tế trên thế giới, các chương trình thúc đẩy phát triển phục hồi nền kinh tế đều hướng vào ba chủ thể quan trọng này. ASEAN cũng đang tập trung vào các chủ thể, hướng đi và từ khóa quan trọng này để đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Đồng thời, đảm bảo cho khả năng chống chịu, ứng phó của các nền kinh tế trước mọi sự thay đổi.

“Có thể ví đây là linh hồn trong hoạt động của các doanh nghiệp, chủ trương chính sách thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp, nền kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng và tái khởi động nền kinh tế hiện nay”, TS Vũ Tiến Lộc nói.

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Duyên phận” Việt Nam với ASEAN tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714127147 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714127147 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10