Giá gạo xuất khẩu lại giảm hơn 13%

Diendandoanhnghiep.vn Kim gạch xuất khẩu gạo 10 tháng đầu năm tăng 4,9% về số lượng, đạt 5,51 triệu tấn, nhưng giá lại giảm 13,1%, chỉ đạt trung bình 437,9 USD/tấn.

Kim gạch xuất khẩu gạo 10 tháng đầu năm tăng 4,9% về số lượng, đạt 5,51 triệu tấn, nhưng giá lại giảm 13,1%

Kim gạch xuất khẩu gạo 10 tháng đầu năm tăng 4,9% về số lượng, đạt 5,51 triệu tấn, nhưng giá lại giảm 13,1%

Số liệu trên được Tổng Cục Hải quan thông tin. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc chỉ đạt 427,546 tấn, với tổng giá trị 212,02 triệu USD. Trung bình mỗi tấn gạo xuất khẩu sang Trung Quốc là 495,9 USD/tấn. So với năm ngoái, sản lượng gạo xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc đã giảm 65,4%, kim ngạch cũng giảm 66,7% và giá đã giảm 3,6%.

Trong khi đó, thị trường Trung Quốc chiếm 7,8% tổng lượng xuất khẩu gạo Việt Nam và chiếm 8,8% trong tổng kim ngạch. Điều này đã phần nào lý giải về mức độ sụt giảm kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam.

Nguyên nhân thị trường Trung Quốc giảm nhập khẩu là do lượng gạo tồn kho lớn và nước này đã siết kiểm soát chất lượng, đa dạng hóa thị trường cung cấp gạo. Ngoài Việt Nam, hiện Trung Quốc đang cấp hận ngạch nhập khẩu cho các thị trường khác như Campuchia, Myanmar…

Trước đó, số liệu từ Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng cho thấy, sản lượng xuất khẩu gạo giảm 9,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Đáng nói, giá gạo xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm nay cũng giảm 13,4%, với mức trung bình chỉ đạt 435,6 USD/tấn. Nguyên nhân được chỉ ra là do lượng gạo tồn kho trên thế giới lớn và các đối thủ khác xuất khẩu gạo với giá cạnh tranh hơn, có thể kể đến như Thái Lan, Ấn Độ…

Lý giải nguyên nhân giảm kim ngạch xuất khẩu gạo, TS Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhận định, xuất khẩu gạo năm 2019 gặp nhiều khó khăn khi các thị trường lớn, truyền thống của Việt Nam như Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh đều giảm nhập khẩu.

Một nguyên nhân khác theo ông Toản đó là do một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc chưa đạt kiểm tra an toàn chất lượng nên sản lượng xuất khẩu bị ảnh hưởng.

Ngược lại, thị trường Trung Quốc giảm sản lượng, nhưng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang các thị trường khác có chuyển biến tích cực. Có thể kể đến như thị trường Philippines. Quốc gia láng giềng này đã nhập khẩu 1,94 triệu tấn, với tổng giá trị 800,25 triệu USD. Theo đó, giá thu mua trung bình đạt 411,8 USD/tấn tăng mạnh 182,3% về lượng, 156% về kim ngạch.

Hay như thị trường Bờ biển Ngà đã nhập khẩu 517.197 tấn, đạt giá trị 223,05 triệu USD, tăng 144,1% về lượng và tăng 83% về kim ngạch.

Để hoạt động xuất khẩu gạo tăng trưởng bền vững, ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp CNC Trung An, hiến kế “liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân để đảm bảo nông dân sản xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp”.

Ngoài ra, đại diên Bộ Công thương, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng đã khuyến nghị, các doanh nghiệp xuất khẩu phải chủ động, linh hoạt đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thay thế thị trường truyền thống giảm nhập khẩu. Đồng thời, cơ cấu gạo xuất khẩu cũng nên có sự thay đỏi để thích nghi với thị trường tốt hơn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giá gạo xuất khẩu lại giảm hơn 13% tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714455692 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714455692 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10