Giải bài toán nhân lực chất lượng cao

Diendandoanhnghiep.vn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa là “cây gậy” vừa là “củ cà rốt” buộc Việt Nam phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Đó là nhận định của các chuyên gia, doanh nghiệp tại Hội thảo "Giải pháp mới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trước thềm CPTPP" do Báo Diễn đàn doanh nghiệp phối hợp với nhãn hiệu nhãn hiệu Cloud Learning System của Hương Việt Group tổ chức.

 Tại Hội thảo

Tại Hội thảo "Giải pháp mới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trước thềm CPTPP" các chuyên gia, doanh nghiệp đều khẳng định: Việt Nam cần chú trọng đào tạo những nhân lực có thể “đối diện” với cuộc cách mạng 4.0

Cuộc tìm kiếm “nhọc nhằn”

Theo TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ba yêu cầu quan trọng trong việc nhà đầu tư lựa chọn Việt Nam là điểm đầu tư đó là do sự ổn định chính trị xã hội, quy mô thị trường và lực lượng lao động trẻ. Tuy nhiên, Việt Nam dường như đang mất đi lợi thế này trước thềm CPTPP. Hay nói đúng hơn, nguồn nhân lực lại trở thành điểm yếu của Việt Nam.

Hơn thế, trong báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cho thấy, trình độ quản trị doanh nghiệp Việt thấp nhất khu vực Đông Nam Á. PCI 2017 cũng cho biết có tới 69% doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam cho rằng họ đang “vấp” phải khó khăn trong việc tuyển dụng được các cán bộ kỹ thuật có tay nghề để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Báo cáo PCI cũng chỉ ra rằng, doanh nghiệp FDI đánh giá chất lượng đào tạo và hiệu quả của lao động Việt Nam năm 2017 chỉ đạt 3,8 điểm trên thang điểm 6. Vì vậy, doanh nghiệp phải chi nhiều tiền hơn cho hoạt động đào tạo khi tuyển dụng nhân sự mới. Cùng với đó, số liệu điều tra của Viện Khoa học lao động xã hội thì 2/3 số doanh nghiệp cho biết phần lớn người lao động thiếu hụt kĩ năng về chuyên môn và kỹ năng nòng cốt khác. “55% doanh nghiệp khẳng định khó tìm kiếm nguồn lao động chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của công ty. Cuộc tìm kiếm lại càng khá nhọc nhằn đối với các nhà đầu tư nước ngoài”, TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Có cùng quan điểm, TS Trần Mạnh Đức – Vụ Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: “Cơ cấu lao động của Việt Nam còn niều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng. Đặc biệt năng suất lao động cũng là vấn đề tồn tại. Có 65% doanh nghiệp nước ngoài cho rằng các kỹ năng được đào tạo trong nhà trường là không phù hợp với công việc thực tế”. “Việc thực hiện CPTPP khiến chi phí của doanh nghiệp dành cho nguồn lao động cao hơn…” bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO (VCCI) cho biết.

Bà Trần Thị Lan Anh – Giám đốc văn phòng giới sử dụng cho biết, đối với các nước tham gia các Hiệp định FTA thế hệ mới đều phải tôn trọng, thúc đẩy và thực hiện có hiệu quả bốn tiêu chuẩn lao động cơ bản theo Tuyên bố năm 1998 của ILO, bao gồm: tự do liên kết và công nhận hiệu quả quyền thương lượng tập thể; loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc; xoá bỏ lao động trẻ em và xóa bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp.

Như vậy, thế mạnh về lao động giá rẻ đang không còn, ngược lại, sức ép nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang tác động mạnh mẽ tới Việt Nam trong CPTPP.

“Mấu chốt” là công nghệ số

Nếu Việt Nam không chuẩn bị tốt sẽ hụt hơi và không qua được cái bẫy thu nhập trung bình. Trong khi đó, TS Lê Kim Dung - Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH, lại chỉ ra là thách thức về mức độ sẵn sàng của giáo dục nghề nghiệp Việt Nam còn chậm. Vì vậy, TS Dung đề xuất, cần tăng cường tham gia xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo và tổ chức giảng dạy,và đánh giá kết quả học tập của người học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng như tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề và đào tạo lại cho người lao động của doanh nghiệp.

Chính phủ đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình cải cách thể chế, doanh nghiệp phải nâng cấp chính mình, trước hết bộ não của doanh nghiệp chính là các nhà quản trị cũng phải nâng cấp để đạt trình độ của mình. Hay nói như GS Nguyễn Mạnh Quân – Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển doanh nghiệp: “Cần biến nhà máy, công xưởng thành một phần kéo dài của giảng đường”. 

Báo cáo năm 2017 của ILO cũng cho thấy xu hướng những công việc ngành sản xuất sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi công nghệ tự động hoá. “Do đó, sự thay đổi công nghệ sẽ là “mấu chốt” chính giúp Việt Nam tăng trưởng bền vững”, ông Stephan Ulrich – Quản lý dự án Vùng Dự án Phát triển Doanh nghiệp bền vững ILO nhận định, đồng thời cho rằng Việt Nam cần chú trọng đào tạo những nhân lực có thể... điều khiển được robot.

TS Vũ Tiến Lộc cũng khẳng định: "VCCI đã kết nối cùng Bộ Giáo dục và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội kêu gọi các doanh nghiệp hợp tác với ngành giáo dục trong việc cải cách. Đặc biệt thay đổi tư duy và phương thức tổ chức giáo dục dạy nghề ở Việt Nam theo 6 hướng đồng hành, hợp tác" - TS Vũ Tiến Lộc nói - "Một là, doanh nghiệp là người dự báo nhu cầu và đặt hàng với cơ sở đào tạo. Hai là doanh nghiệp tham gia xây dựng giáo trình cùng các cơ sở. Ba là doanh nghiệp tham gia giảng dạy. Thứ tư, doanh nghiệp là nơi học viên thực tập, thực hành. Năm là doanh nghiệp kiểm định chất lượng của giáo dục. Sáu là, doanh nghiệp là nới sử dụng nguồn lao động".

Về góc độ doanh nghiệp, các chuyên gia đều đồng ý rằng, để thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của chất lượng nguồn nhân lực, các doanh nghiệp cần phải chủ động thay đổi. Tuy nhiên, như ông Vũ Tuấn Anh chia sẻ, phải có giải pháp “chuyển đổi” nguồn nhân lực hiện nay trở thành “nhân lực số”. Đây là khái niệm mới nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0. Chính vì vậy, xu hướng đào tạo trong doanh nghiệp đang chuyển dịch dần từ đào tạo truyền thống sang đào tạo online (Elearning) bởi một loạt các lợi ích vượt trội như phá vỡ các rào cản về địa lý, rút ngắn thời gian đào tạo, tiết kiệm được chi phí... Đơn cử như Giải pháp Hệ thống quản lý đào tạo trên nền tảng đám mây CLS - Cloud Learning System. “Hệ thống này sẽ mở ra cơ hội để các doanh nghiệp sở hữu riêng các hệ thống đào tạo trực tuyến của riêng mình nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo, phát triển nguồn lực”, ông Nguyễn Khánh Toàn – Giám đốc Hương Việt Group, đại diện nhãn hiệu Cloud Learning System khẳng định.

GS TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội nhà đầu tư nước ngoàiChú trọng đào tạo nhân lực cấp cao

Thực tế Việt Nam đã có những mô hình đào tạo tốt, kết nối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc triển khai còn chậm và cần được xúc tiến nhân rộng. Có thể nói, mặc dù Luật Giáo dục sửa đổi chưa thông qua nhưng một số trường đại học đã thay đổi tương đối nhiều về chuyển hướng đào tạo như ĐH Thương mại, ĐH Kinh tế quốc dân... Điều mà lao động Việt Nam hiện nay đang thiếu đó chính là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao như giám đốc điều hành doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải quan tâm tới việc đào tạo nguồn nhân lực cấp cao này.

Bà Nguyễn Thị Phương Mai - Giám đốc điều hành Navigos Search: Giải pháp “4 đối tác”

Tôi nghĩ chúng ta cần để “4 nhóm đối tác bắt tay với nhau chặt chẽ hơn nữa: cơ quan quản lý nhà nước, nhà đào tạo; doanh nghiệp và các cơ quan truyền thông và đơn vị tư vấn. Với cơ quan quản lý nhà nước nên có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp trong việc đào tạo chính nguồn lực trong công ty. Nhà đào tạo thì cần đưa chương trình đào tạo không chỉ dừng ở kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc mà còn đáp ứng các kỹ năng mềm khác. Đối với các nhà tuyển dụng cẩn thận hơn trong việc đưa ra những thông tin hỗ trợ nhà đào tạo. Còn lại là vai trò của các cơ quan thông tin, đơn vị tuyển dụng đưa ra dự báo về lao động giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn, giúp cơ quan đào tạo đưa ra chương trình phù hợp hơn, giúp cho nguồn lực thực sự có chất lượng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giải bài toán nhân lực chất lượng cao tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714314424 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714314424 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10