Giáo dục Việt Nam: Học một đằng, làm một nẻo

Diendandoanhnghiep.vn Kỷ lục trong một ngày tôi nhận được tới 5 bộ hồ sơ từ những người thân quen nhờ xin việc.

>> Trăn trở về một nền giáo dục

Cao tuổi nhất là cậu em con bà dì, năm nay 39 tuổi, sau một thời gian làm việc tại Nhật Bản, do xa nhà lâu, tỉ giá đồng Yên của Nhật xuống thấp, nên về Việt Nam xin việc. Cô cháu gái học Kinh tế quốc dân. Cô em họ từ Bình Dương thất nghiệp quay về quê. Hai cháu trai học Hàng Hải đi làm ở ga ra ô tô lương bấp bênh quá nên nhờ xin vào công ty cho ổn định.

Chỉ một mối quan hệ con con của tôi mà cũng đã nhận thấy sự bất cập đến lãng phí trong việc đào tạo nguồn nhân lực.

Số liệu liên quan đến sinh viên tốt nghiệp có việc làm vẫn là dấu hỏi đối với các trường ĐH. Ảnh: Châu Linh

Số liệu liên quan đến sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành nghề vẫn là dấu hỏi đối với các trường ĐH. Ảnh: Châu Linh

Cậu em tôi nổi tiếng học giỏi, học xong cơ khí chế tạo máy, lại biết tiếng Nhật, sang Nhật làm thuê chán chê, nay vợ con ở Việt Nam giục về đành phải trở về, cho dù “trở đi mắc núi, trở lại mắc sông” - về Việt Nam sẽ lại phải bắt đầu lại từ đầu vì sang Nhật cậu em làm trong xưởng chế biến hải sản, không dùng gì đến chuyên môn từ lâu.

Cô cháu gái học Kinh tế quốc dân thì ra tự khởi nghiệp một thời gian thử sức với cửa hàng quần áo, bán hàng trực tuyến cũng không trụ được. Cô em họ vào làm công nhân may trong Bình Dương, giờ công ty hết việc phải quay lại miền Bắc. Hai cháu trai học Hàng Hải - Kinh tế biển hẳn hoi mà đi làm cho ga ra ô tô, nay lại xin vào làm cho công ty FDI của Nhật.

Thực tế, có không ít sinh viên tốt nghiệp ra trường làm không đúng ngành, chuyên môn mình được đào tạo. Tỉ lệ làm đúng ngành nghề cao nhất chắc số 1 là các trường quân đội, công an, sau đó đến ngành Y và ngành công nghệ thông tin.

Kết quả nghiên cứu từ một nhóm các chuyên gia đến từ Trường Quốc tế, ĐH Quốc gia Hà Nội cho thấy, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường làm trái ngành là trên 24%. Trong đó, có nhiều ngành cử nhân phải làm trái ngành lên đến trên 60%. Ngay tại những công ty tôi biết có không ít các cử nhân, thậm chí thạc sĩ cất bằng của mình đi xin vào làm công nhân với mức lương ngang bằng các cháu mới tốt nghiệp cấp III.

Trong dây chuyền làm việc chân tay trực tiếp có cả sinh viên tốt nghiệp cao đẳng Y, tốt nghiệp sư phạm, quản trị kinh doanh… Đó là gì nếu không phải là sự lãng phí nguồn nhân lực chất lượng cao, trong khi nhiều ngành nghề vẫn rất thiếu người.

Theo thống kê của trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực thuộc Bộ Giáo dục & Đào tạo, năm 2020 chỉ có những lĩnh vực như Dịch vụ vận tải có lượng sinh viên tốt nghiệp làm đúng chuyên ngành Logistics là cao (89.2%), nghệ thuật (85.4%), thú y (85.2%), còn lại là làm sai chuyên ngành “tuỳ nghi di tản”.

Thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh của trường đại học.

Thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh của trường đại học.

>> Giáo dục Việt Nam: Những mảng màu sáng, tối

Vẫn biết là nghề chọn người chứ không phải người chọn nghề, nhưng vấn đề đặt ra là: Tại sao sinh viên không định hướng, xác định công việc, nghề nghiệp tương lai của mình mà lại học theo ý của cha mẹ, người thân, theo định hướng không phải của mình, để khi ra trường nhận thấy môi trường, công việc không phù hợp, hoặc không có việc làm phải đi làm việc trái ngành để kiếm sống.

Khi học đến cuối cấp, học sinh cần xác định rõ hướng đi trong tương lai của mình, công việc mà mình yêu thích để lựa chọn thi, học và ra làm việc. Làm việc vì cuộc sống, vì đồng lương là nghĩa vụ và trách nhiệm, nhưng làm công việc mà mình yêu thích thì sẽ có cả niềm vui, hạnh phúc, sẽ cống hiến hết mình, phát huy hết khả năng cá nhân cho công việc. Đáng tiếc điều đó lại là phần khuyết thiếu trong chương trình giáo dục đào tạo bậc PTTH.

Sinh viên vào trường đại học mải mê học và bị cuốn theo các kỳ thi để khi tốt nghiệp cầm tấm bằng trên tay thì lại thấy bỡ ngỡ vì khi vào làm việc lý thuyết cách xa với thực tế,  học chưa đi đôi với hành, lại mất một thời gian để tìm hiểu làm quen. Nếu làm việc khác chuyên ngành thì coi như công ty phải đào tạo lại từ đầu.

Các tập đoàn lớn ồ ạt đầu tư vào Việt Nam, họ thiếu nhiều nhân lực có chất lượng cao, phải cử các chuyên gia từ nước ngoài sang với chi phí ăn ở, đi lại rất lớn, nhưng sinh viên Việt Nam dù có tốt nghiệp các trường kỹ thuật vẫn mơ hồ với các lĩnh vực như sản xuất dây dẫn, phụ kiện cho xe ô tô, công nghiệp phụ trợ linh, phụ kiện cho xe ô tô, thiết bị Y tế, các sản phẩm điện tử như điện thoại, ti vi, máy giặt, tủ lạnh…

Các trường đại học Việt Nam chưa có các ngành học này, kèm theo việc dự báo cung - cầu về nguồn nhân lực chưa rõ ràng, nên cứ ào ạt tuyển sinh và đào tạo, còn ra trường thì sinh viên tự xoay xở tìm việc.

Không ít sinh viên tốt nghiệp đại học vì mục đích bám trụ lại thành phố, chấp nhận lấy ngắn nuôi dài, đi làm xe ôm công nghệ (Grab) hay làm giao hàng (Shipper) để quãng thời gian sung sức nhất trôi dài trên mặt đường rồi nhặt những đồng tiền thấm đẫm mồ hôi.

Nhiều trường đại học, cao đẳng đã có sự đổi mới sáng tạo, họ liên kết với các công ty, tập đoàn lớn tiến hành đào tạo các chuyên ngành theo đơn đặt hàng, tổ chức các đợt tham quan, thực tập để sinh viên làm quen với công việc thực tế trước khi ra trường, nhưng vẫn còn nửa vời, chưa đạt hiệu quả như mong muốn, khi các em vừa phải lo hoàn thành chương trình học tập đúng hạn vừa tham gia các hoạt động tìm kiếm việc làm trước khi nhận bằng nên hiệu quả chưa cao.

Sinh viên học báo chí tuyên truyền, truyền thông đa phương tiện thì ngay khi đang học cần cộng tác hợp tác với toà soạn, cơ quan báo chí, các phương tiện truyền thông, hay đơn giản nhất là thử sức trên không gian mạng xã hội, thay vì cày cuốc đêm ngày chỉ để phục vụ các kỳ thi.

Để hạn chế được lãng phí nguồn nhân lực sau đào tạo, cần phải làm sớm định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ trong trường phổ thông. Cân đối nhu cầu thị trường để đào tạo số lượng tương ứng, cập nhật các ngành nghề mà doanh nghiệp cần để đào tạo “đúng và trúng” nhu cầu của doanh nghiệp. Các giảng viên và nhà trường ngoài việc tập trung đào tạo, giảng dạy còn là cầu nối kết nối học sinh với doanh nghiệp để tạo công ăn việc sau ra khi sinh viên ra trường. Có như vậy mới không còn cảnh cử nhân chạy xe Grab, cực kỳ lãng phí và thất bại.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giáo dục Việt Nam: Học một đằng, làm một nẻo tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714400640 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714400640 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10