Hà Nội điều chỉnh giấy đi đường: Nhanh nhưng chưa triệt để!

Diendandoanhnghiep.vn Luật sư Nguyễn Danh Huế nhấn mạnh: Đây là hành động rất đáng hoan nghênh, thể hiện tinh thần cầu thị của chính quyền UBND TP Hà Nội đối với những phản ánh, những bức xúc của người dân.

Sáng 10/8, UBND TP Hà Nội ban hành văn bản về việc triển khai các chỉ đạo của UBND, trong đó nêu rõ bỏ quy định người đi đường phải có "lịch trực, lịch làm việc".

Sau nhiều ý kiến trái chiều, TP Hà Nội thông báo người đi đường chỉ cần xuất trình giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu) kèm theo giấy đi đường. Như vậy so với quy định ban hành tối 8/8, thành phố giảm bớt các loại giấy tờ gồm: lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Xoay quanh vấn đề này, Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Danh Huế - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Hừng Đông.

những văn bản gần đây được ban hành từ UBND TP Hà Nội thường ‘vô cùng gấp gáp’.

Những văn bản gần đây được ban hành từ UBND TP Hà Nội thường ‘vô cùng gấp gáp’.

- Thưa ông, quy định về việc cấp và sử dụng giấy đi đường được ban hành tố 08/08 đã gây nhiều bất cập, gây bức xúc cho người dân Hà Nội. Ý kiến của ông về quy định này?

Quy định người đi đường phải có "lịch trực, lịch làm việc” đã gây ra rất nhiều phiền hà không đáng có trong thời điểm người dân Hà Nội đang phải trải qua muôn vàn khó khăn từ dịch bệnh.

Thứ nhất, những văn bản gần đây được ban hành từ UBND TP Hà Nội thường "vô cùng gấp gáp". Cụ thể, hai lần gần đây, văn bản đều được ban hành vào lúc nửa đêm. Điều này đã khiến cho không ít người dân cảm thấy hoang mang, ngỡ ngàng vì bị lập biên bản nộp phạt mà không rõ nguyên nhân. Những quy định mới này đã khiến người dân, doanh nghiệp, thậm chí là chính cơ quan Nhà nước tốn thêm thời gian để xử lý việc hành chính, có thể khó khăn trong những tình huống khẩn cấp.

Thứ hai, do "gấp gáp" trong việc ban hành văn bản quy định như vậy, tôi cho rằng điều này là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu đồng nhất, không có biểu mẫu chung, thiếu sự hướng dẫn cụ thể đối với phường, xã. Do đó, đã gây ra rất nhiều khó khăn, lúng túng dẫn đến sự chậm trễ trong các công tác xử lý, xác nhận giấy đi đường cho người dân, doanh nghiệp.

Thứ ba, như tôi được biết, tại trụ sở nhiều phường, xã của Hà Nội, tình trạng quá tải đã xảy ra khi người dân, doanh nghiệp xếp hàng chật kín, thậm chí chạy đi chạy lại vài lần mới hoàn thiện xong thủ tục. Chắc chắn rằng, việc người dân tập trung đông đúc tại một khu vực, không đảm bảo giãn cách sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, đi ngược lại với quy định ban hành của chủ trương, Chỉ thị 16. Điều này cũng xảy ra tương tự tại các chốt kiểm soát khi người dân phải dừng lại, xếp hàng xuất trình giấy tờ, gây "ách tắc", mất thời gian và hoàn toàn không đảm bảo sự giãn cách cần có.

Bên cạnh đó, do lượng người dân đến xin xác nhận quá đông, nhiều phường đã phải bố trí nhân lực bổ sung tại phường để xử lý giấy tờ và đảm bảo an toàn trật tự tại phường. Do đó, không thể đảm bảo nhân lực tại các chốt kiểm soát có thể hoạt động hiệu quả.

Có thể khẳng định, những yêu cầu từ quy định "vội vàng" này vừa làm khó cho người dân, vừa gây lúng túng cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy cho người dân.

 Luật sư Nguyễn Danh Huế - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Hừng Đông.

Luật sư Nguyễn Danh Huế - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Hừng Đông.

- Tiếp thu những ý kiến trái chiều, ngay sáng nay (10/08), thành phố đã điều chỉnh theo hướng chỉ cần giấy đi đường và căn cước công dân. Ông đánh giá ra sao về động thái này của TP Hà Nội?

Sáng nay, UBND TP Hà Nội đã có sự điều chỉnh rất nhanh chóng, loại bỏ những thủ tục rườm rà không đáng có. Theo tôi, đây là hành động rất đáng hoan nghênh, thể hiện tinh thần cầu thị của chính quyền UBND TP Hà Nội đối với những phản ánh, những bức xúc của người dân.

Tuy nhiên, trong sự điều chỉnh này, tôi đánh giá hành động "sửa sai" này tuy nhanh chóng nhưng chưa triệt để. Bởi, quy định ban hành có nêu rõ: Để giám sát và hậu kiểm khi cần thiết, thành phố yêu cầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tổng hợp danh sách người lao động của đơn vị cần lưu thông trên đường, kèm theo phương án sản xuất, kinh doanh (đảm bảo quy định chống dịch), gửi đến phường, xã để được xác nhận.

Theo tôi, quy định này tuy chỉ yêu cầu gửi email xác nhận nhưng cần phải bổ sung rõ ràng về thời hạn cơ quan nhà nước, ủy ban phường, xã xét duyệt cần trả lời doanh nghiệp trong thời gian bao lâu, form mẫu chuẩn áp dụng cho quy định này như thế nào,… Hơn nữa, doanh nghiệp chắc chắn đã chủ động phương án sản xuất, kinh doanh để đảm bảo quy định chống dịch, đảm bảo an toàn cho cán bộ công nhân viên. Bởi vậy, quy định yêu cầu gửi thông tin này đến phường, xã xác nhận, theo tôi là không cần thiết.

Do đó, UBND TP Hà Nội cần điều chỉnh triệt để những yêu cầu, quy định rõ ràng, loại bỏ những quy định "thừa" để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh phối hợp thực hiện sao cho hiệu quả.

UBND TP Hà Nội cần điều chỉnh triệt để những yêu cầu, quy định rõ ràng, loại bỏ những quy định ‘thừa’ để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh phối hợp thực hiện sao cho hiệu quả.

UBND TP Hà Nội cần điều chỉnh triệt để những yêu cầu, quy định rõ ràng, loại bỏ những quy định "thừa" để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh phối hợp thực hiện sao cho hiệu quả.

- Từ câu chuyện này, xin ông cho ý kiến về việc ban hành / bãi bỏ văn bản, quy định? Bài học rút ra là gì và cần điều chỉnh ra sao, thưa ông?

Xung quanh câu chuyện ban hành ngày 08/08, rất nhiều bài báo đã phản ánh sự bức xúc của người dân, của doanh nghiệp. Đây cũng là một bài học rất lớn cho không chỉ UBND TP Hà Nội mà còn là bài học của các tỉnh, thành phố khác trong việc ban hành văn bản phòng, chống dịch bệnh.

Theo tôi, khi ban hành bất cứ một chính sách, văn bản nào tác động sâu rộng tới người dân toàn xã hội, các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần hết sức thận trọng và đặt mình vào cương vị của người dân để hiểu được những khó khăn, đồng cảm và sẻ chia với người dân.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn vô cùng phức tạp, ngân sách Nhà nước còn nhiều hạn chế, người dân và doanh nghiệp đều đang ‘gồng mình’ vượt qua khó khăn. Do đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cần chú trọng các quy định về phòng, chống dịch, bảo đảm đồng bộ, nhất quán, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp, và trên hết là thể hiện tinh thần chia sẻ, thấu hiểu, cùng chung tay với người dân, với doanh nghiệp đẩy lùi dịch bệnh.

Bên cạnh đó, trong thời điểm cấp bách này, chúng ta vẫn luôn cần sự ‘vào cuộc’ nhanh chóng, kịp thời của các chính sách, các chỉ thị phù hợp. Do đó, theo tôi, UBND TP Hà Nội có thể thành lập một tổ tư vấn về chính sách để đảm bảo các quy định đúng luật, đảm bảo tính cấp bách và cao nhất là thể hiện sự quan tâm, vì sự an toàn và lợi ích của nhân dân, của doanh nghiệp, đạt được sự đồng thuận của toàn xã hội.

- Xin cảm ơn Luật sư!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội điều chỉnh giấy đi đường: Nhanh nhưng chưa triệt để! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714263966 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714263966 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10