Hải Phòng: Loay hoay với lò đốt chất thải sinh hoạt gây ô nhiễm

Diendandoanhnghiep.vn Các lò đốt BD –Anpha 500kg/giờ trên địa bàn TP Hải Phòng đang hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do phát thải khí Dioxin/Furan vượt ngưỡng cho phép từ 14,8-141,2 lần.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp Hải Phòng, trên địa bàn thành phố có 5 lò đốt BD-Anpha 500kg/giờ. Trong đó, huyện Vĩnh Bảo có 1 lò, Thủy Nguyên 2 lò, An Lão và Kiến Thụy mỗi huyện 1 lò, với giá từ gần 2 tỷ đến hơn 3 tỷ đồng/lò. Tuy nhiên, đến nay qua 5 năm hoạt động, các lò này đều bộc lộ những lạc hậu về công nghệ, lại thêm trong quá trình vận hành không được duy tu, bảo dưỡng định kỳ đã xuống cấp, hư hỏng nặng, gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Không những thế còn gây lãng phí ngân sách khi có lò chưa hoạt động được bao lâu đã dừng hoạt động.

Hệ lụy từ những lò đốt chất thải sinh hoạt BD –Anpha

Cũng theo báo cáo của Sở Nông nghiệp, các lò đốt BD-Anpha 500kg/giờ được sản xuất trước khi có quy chuẩn về khí thải là đốt rác thải sinh hoạt QCVN 61-MT:2016/BTNMT nên kết quả quan trắc tại các lò đốt này đều không đạt. Đặc biệt, thông số Dioxin/Furan đều vượt ngưỡng cho phép gấp nhiều lần, vượt từ 14,8 – 141,2 lần gây ảnh hưởng lớn tới môi trường không khí.

Lò đốt rác xã Quốc Tuấn (An Lão)

Lò đốt rác xã Quốc Tuấn (An Lão, Hải Phòng)

Kết quả quan trắc lần gần đây nhất của các lò đốt rác thải sinh hoạt tại Hải Phòng cho thấy, lò đốt tại xã Quốc Tuấn (An Lão) có thông số Dioxin/Furan vượt 141,2 lần so với quy chuẩn, lò đốt huyện Vĩnh Bảo có thông số Dioxin/Furan vượt 97,3 lần, lò đốt tại xã Phục Lễ (Thủy Nguyên) có thông số Dioxin/Furan vượt 14,8 lần…

Bên cạnh đó, các lò đốt BD-Anpha 500kg/giờ còn một số tồn tại, hạn chế như: một số hệ thống thiết bị: lồng sàng tích hợp sấy rác, băng nạp rác chưa được thẩm định, chứng nhận tính phù hợp về công nghệ theo quy định hiện hành.

Theo quan sát, những lò đốt chất thải sinh hoạt này hoạt động với tần suất không nhiều, cấu trúc lò bộc lộ nhiều hạn chế (miệng lò nhỏ, lòng lò hẹp) gây khó khăn cho công nhân vận hành đốt rác. Mỗi khi đốt, xuất hiện khói đen và mùi khét lẹt gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Dù được quảng bá có công suất đốt 500kg rác/giờ nhưng thực tế các lò chỉ đốt được khoảng 40 - 50% lượng rác thải thu về, còn lại khoảng trên 40% vẫn phải chôn lấp.

Đầu tư không hiệu quả

Được biết, tại xã Phục Lễ (Thủy Nguyên) sau khi lò được lắp đặt xong, UBND huyện đã giao cho Công ty TNHH Phát triển du lịch non nước Việt quản lý vận hành. Tuy nhiên, lò đốt có chi phí để lắp đặt hệ thống xử lý khí thải gần 2 tỷ này hoạt động không hiệu quả. Đến nay, hệ thống lò đã bị han gỉ, xuống cấp. Công nhân vận hành tại lò cũng gặp không ít khó khăn vì công nghệ lạc hậu, có lúc 5 công nhân tập trung đưa rác thải sinh hoạt của 1 xã vào lò đốt nhưng đốt cả buổi cũng không xong.

Theo ông Đào Văn Bắc - Phó phòng TNMT huyện Thủy Nguyên, cho biết: Lò đốt chất thải sinh hoạt tại Minh Tân được đầu tư 1,8 tỷ, lò đốt tại xã Phục Lễ được đầu tư 2,8 tỷ. Tuy nhiên, hoạt động từ 2 lò đốt này không hiệu quả. Ngân sách huyện không đủ để chi trả cho lương công nhân và công tác vận hành lò.

Trước thực tế này, UBND huyện Thủy Nguyên đã có đề nghị UBND TP Hải Phòng cho tạm dừng hoạt động của lò đốt rác để tránh nguy hại đến đời sống của nhân dân trong khu vực.

Về phía UBND huyện Vĩnh Bảo đã không đề xuất cải tạo, nâng cấp lò đốt rác thải sinh hoạt BD-Anpha mà thay vào đó đã đề xuất vị trí xây dựng khu xử lý rác thải tập trung của huyện tại Km 22+600 thuộc bãi ngoài đê hữu sông Thái Bình.

Riêng huyện An Lão và Kiến Thụy đã có băn bản trình các cơ quan chức năng xem xét cải tạo, nâng cấp lò đốt. Kinh phí nâng cấp, cảo tạo của 2 huyện đề xuất là khoảng 2 tỷ đồng/lò.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên, phương án, cải tạo nâng cấp lò đốt do huyện An Lão, Kiến Thụy đề xuất còn nhiều bất cập, sẽ tiếp tục không hiệu quả.

Cụ thể: Hệ thống thiết bị để lắp đặt, xử lý khí thải lò đốt do nhà cung cấp chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định công nghệ theo quy định. Bản chất lò đốt này không phân loại rác và phải qua công đoạn phơi khô, để nhiệt độ cao hơn 1000°c mới không sản sinh ra chất dioxin nên phát sinh chi phí, trong khi thu phí thu gom rác không đủ chi.

Kinh phí cải tạo, lắp đặt thêm hệ thống xử lý khói thải do các địa phương đề xuất gần 2 tỷ đồng/lò (trong khi kinh phí lắp đặt một lò đốt rác Losiho công suất 500kg/giờ do Công ty TNHH Tân Thiên Phú tại Nam định sản xuất, giá tại thời điểm này là hơn 1,9 tỷ đồng). Như vậy, hiệu quả về môi trường và cả kinh tế trong việc cải tạo, nâng cấp lò đốt này đều thấp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hải Phòng: Loay hoay với lò đốt chất thải sinh hoạt gây ô nhiễm tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715035888 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715035888 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10