Hóa giải áp lực lạm phát

Diendandoanhnghiep.vn Tổng cục Thống kê đã công bố CPI tháng 8-2018, 10/11 nhóm hàng hoá có chỉ số giá tăng, với mức tăng 0,45% so với hồi tháng 7.

Điều đáng nói, CPI những tháng gần đây tăng đang dồn áp lực lên nguy cơ lạm phát…Theo cơ quan này, nhóm mặt hàng có mức tăng cao nhất là dịch vụ ăn uống với mức tang 0,87%, chủ yếu do nhóm thực phẩm tăng 1,12% làm CPI chung tăng 0,25%.

p/Lạm phát của Việt Nam qua các năm (%). Nguồn: SSI

Lạm phát của Việt Nam qua các năm (%). Nguồn: SSI

Tiếp đó là nhóm mặt hàng giáo dục, do sắp tới kỳ khai giảng năm học mới, mặt khác có tới 14 địa phương thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2-10-2015 của Chính phủ đã khiến nhóm này tăng 0,46%. Tiếp đó là văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,19%; Nhóm giao thông tăng 0,13%; Đồ uống và thuốc lá tăng 0,11%. Hai nhóm may mặc, mũ nón, giày dép và thiết bị, đồ dùng gia đình cùng tăng 0,1%. Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,13%.

Với hầu hết các nhóm mặt hàng đều tăng nên CPI đã tăng so với cùng kỳ. Điều đáng nói là nếu tính bình quân 8 tháng thì CPI tăng khoảng 3,52% so với cùng kỳ 2017. Như vậy, CPI bình quân 8 tháng năm 2018 tăng 3,52% so với bình quân cùng kỳ năm 2017. Kết quả này rõ ràng đang làm gia tăng thêm áp lực đối với mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm 2018 ở mức 4% như Quốc hội đã đề ra trước đó.

Với mức tăng CPI 8 tháng đầu năm cao và việc một số mặt hàng do Nhà nước quản lý điều chỉnh giá, thì việc giữ mức CPI bình quân năm 2018 dưới 4% là một áp lực lớn đối với nền kinh tế trong năm 2018.

Các chuyên gia kinh tế dự báo rằng, CPI năm 2018 sẽ cao hơn năm 2017, điều này có thể sẽ tác động đến tâm lý tiêu dùng, cụ thể sẽ làm giảm tiêu dùng tư nhân, củng cố xu hướng tiết kiệm của hộ gia đình.

Dự báo này của các chuyên gia không phải không có lý khi mà CPI trung bình 8 tháng đầu năm nay tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Trong bối cảnh đó, các chuyên gia cho rằng, các cơ quan chức năng cần theo tình hình lạm phát chặt chẽ để có biện pháp thích hợp khi cần. Đơn cử như về cung tiền, nếu lạm phát tiếp tục có xu hướng tăng trong thời gian tới thì cung tiền phải được giới hạn lại. Cùng với đó, tín dụng phải được siết lại, vì tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam dựa nhiều vào tín dụng. Bên cạnh việc hỗ trợ cho tăng trưởng, dòng tiền qua tín dụng lưu thông trong nền kinh tế cũng chính là mầm mống của lạm phát.

Mặt khác, để đảm bảo mục tiêu lạm phát như Quốc hội đề nghị thì cần hạn chế việc tăng giá đồng loạt các mặt hàng, cũng như các dịch vụ thiết yếu như y tế, giáo dục vào cùng một thời điểm. Bên cạnh đó là có một chính sách điều hành tiền tệ, tài khoá linh hoạt.

Thời điểm này đã là đầu tháng chín, chỉ còn 4 tháng nữa sẽ kết thúc năm 2018, ở những tháng cuối năm này, điều quan trọng là cần chuẩn bị nguồn cung hàng hóa dồi dào, tránh để xảy ra khan hàng, sốt giá dễ khiến đẩy CPI tăng cao, điều này dễ có nguy cơ đe doạ lạm phát.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hóa giải áp lực lạm phát tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714399671 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714399671 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10