Nếu chỉ lo tăng trưởng mà không lo lạm phát thì không ổn định

Thy Hằng 01/08/2018 17:47

Chính phủ kiên định với mục tiêu tăng trưởng, đảm bảo phát triển kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát dưới 4%. Nếu chỉ lo tăng trưởng mà không lo lạm phát thì không ổn định đời sống công nhân, nông dân.

Trong thời gian 7 tháng năm 2018, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao 13.296 nhiệm vụ. Trong số này, có 5.770 nhiệm vụ đã hoàn thành, 7.350 nhiệm vụ đang thực hiện trong hạn, 176 nhiệm vụ chưa hoàn thành quá hạn (chiếm 2,9%, tăng 0,3% so với tháng trước). 

Chiều ngày 1/8, Bộ trưởng Chủ nhiệm, Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì họp báo chính phủ thường kỳ tháng 7/2018. 

Chiều ngày 1/8, Bộ trưởng Chủ nhiệm, Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì họp báo chính phủ thường kỳ tháng 7/2018. 

Tổng số vốn đăng ký vào nền kinh tế tăng 33,6%

Thông tin tới báo chí về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 do Thủ tướng Chính phủ chủ trì hai ngày qua, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Chính phủ nhận định tình hình kinh tế - xã hội có chuyển biến tích cực, kết quả tháng 7 khả quan hơn, tốt hơn tháng 6. 

“Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát. CPI tháng 7 đã giảm 0,09% so với tháng trước. Các khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng tốt. Khách du lịch quốc tế đạt hơn 9 triệu lượt người, tăng hơn 25%”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết.

Tính chung 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 133 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2017. Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu 7 tháng ước đạt 130 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2017. 7 tháng có 3,1 tỷ USD xuất siêu.

Cũng trong tháng 7, khu vực kinh tế tư nhân là hiệu ứng tích cực, có 11.600 doanh nghiệp được thành lập mới với số vốn đăng ký 122,1 nghìn tỷ đồng. Đưa số doanh nghiệp thành lập mới của 7 tháng đầu năm 2018 đạt gần 75.800 doanh nghiệp với số vốn lên tới 771 nghìn tỷ đồng, tăng 3,9 % về số lượng và 6,4% về số vốn so với cùng kỳ năm 2017. 

Tổng số vốn đăng ký vào nền kinh tế 7 tháng đầu năm là 2,23 triệu tỷ đồng, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm 2017.

Đời sống người dân tiếp tục được cải thiện. Tình hình an ninh trật tự ổn định. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng. Nhắc tới kết quả xuất sắc của đoàn học sinh Việt Nam dự Olympic quốc tế, Thủ tướng nhấn mạnh rất vui mừng.

Tháng 7 vừa qua, đã tiến hành xử lý nghiêm các vụ tiêu cực trong thi cử. "Thủ tướng giao rà soát các phương án thi THPT, cả vấn đề giao các trường ĐH tự chủ cũng được yêu cầu báo cáo Chính phủ. Hôm nay Chính phủ không bàn và không quyết định thi theo hình thức nào. Nhưng quan điểm thực hiện theo đúng luật có học có thi, thi thế nào cho thực chất và đảm bảo yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện", Bộ trưởng nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Tăng trưởng và sức ép lạm phát

    04:31, 31/07/2018

  • Tăng trưởng hàng năm của Việt Nam có thể đạt 6,5% sau năm 2018

    11:00, 19/07/2018

  • Hai kịch bản tăng trưởng GDP 6 tháng cuối năm

    05:00, 17/07/2018

  • “Động năng” mới cho tăng trưởng

    05:27, 05/07/2018

  • Kinh tế 2018: Kịch bản tăng trưởng 7,02% và áp lực cải cách

    18:10, 24/06/2018

  • Nhiều dự báo tích cực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2018

    04:00, 18/06/2018

Sức ép lạm phát lớn

Mặc dù nhiều tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá cao, dự báo triển vọng tốt của kinh tế Việt Nam. Tuy vậy, Người phát ngôn Chính phủ cho biết: “Thủ tướng đánh giá còn một số yếu kém, hạn chế, khó khăn, thách thức. Trước hết là tình hình thời tiết, mưa bão, lũ lụt tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, nhất là nông nghiệp, ngay sát Hà Nội cũng ngập úng kéo dài”.

Bên cạnh đó, mặc dù chỉ số CPI tháng 7 giảm nhẹ, nhưng sức ép lạm phát còn lớn khi có sức ép của thị trường giá vật liệu xây dựng, nhất là trong bối cảnh lãi suất thế giới đang tăng, tỷ giá tăng, xu hướng tăng giá hàng hóa cơ bản và đặc biệt, căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc đang diễn ra…

“Thủ tướng nhấn mạnh nếu chỉ lo tăng trưởng mà không lo lạm phát thì không ổn định, nhất là đời sống công nhân, nông dân”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thông tin.

Bộ trưởng đồng thời cho biết, với những khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh ở một số lĩnh vực, Thủ tướng đã đề nghị các Bộ trưởng, tư lệnh các ngành đề xuất giải pháp tháo gỡ, nhất là giảm các điều kiện kinh doanh, tiếp cận tín dụng, đất đai, các loại phí, chi phí logistic.

Tổ công tác của Thủ tướng cũng có báo cáo về việc cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh và điều kiện kiểm tra chuyên ngành, để đạt mục tiêu đến ngày 15/8 cắt giảm 50% ĐKKD của Chính phủ đề ra là quyết tâm rất lớn bởi đã cắt bỏ quyền lợi trong 1 bộ phận của 1 cơ quan, của 1 bộ. "Quyết tâm làm thực chất, không phải cắt là còn vướng mắc. Đồng thời kiểm soát đồng bộ", Bộ trưởng cho biết.

Về tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước chậm, nhiều bộ, ngành, địa phương chưa quyết liệt triển khai theo lộ trình, Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ đưa ra các biện pháp cụ thể và cho rằng, sắp tới đây, Thường trực Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị toàn quốc về doanh nghiệp Nhà nước; đồng thời giao Văn phòng Chính phủ đôn đốc chuẩn bị tốt cho Hội nghị.

Các vấn đề về gian lận thi cử, tai nạn giao thông... cũng được Phiên họp Chính phủ bàn thảo. Bộ trưởng Bộ Giáo dục cũng đã có báo cáo về Dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi.

"Trong thời gian tới Thủ tướng yêu cầu mục tiêu kiên định, đảm bảo phát triển kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát dưới 4%. Các vấn đề bảo hộ thương mại, các xu hướng của thế giới...cũng được Thủ tướng yêu cầu đưa ra số liệu phân tích", Bộ trưởng nói.

Đặc biệt để cơ cấu lại nền kinh tế, vấn đề cải cách chất lượng, năng suất lao động, cơ cấu DNNN cũng được Chính phủ bàn thảo.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nếu chỉ lo tăng trưởng mà không lo lạm phát thì không ổn định
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO