Tăng trưởng và sức ép lạm phát

Hằng Thy 31/07/2018 04:31

Bên cạnh những yếu tố tích cực, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với các khó khăn, thách thức, nổi bật nhất là sức ép về lạm phát vẫn tiếp tục hiện hữu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2018 trong hai ngày 31/7 và 1/8.

Sáng nay (31/7), Chính phủ bắt đầu họp phiên thường kỳ tháng 7/2018 trong hai ngày, thảo luận về công tác xây dựng thể chế và phát triển kinh tế-xã hội. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì phiên họp nhằm trao đổi về thể chế chính sách; tình hình kinh tế-xã hội tháng 7, 7 tháng đầu năm 2018 và định hướng thời gian tới.

Kinh tế duy trì xu thế tích cực

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tình hình kinh tế-xã hội vẫn duy trì xu thế tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nổ ra. Tính đến thời điểm hiện nay, về cơ bản chưa có tác động lớn đối với thương mại trong nước, thị trường ngoại hối và tỉ giá có biến động ở một số thời điểm nhưng đã được Ngân hàng Nhà nước chủ động điều chỉnh linh hoạt, kịp thời.

Về chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI), sau hai tháng liên tiếp tăng cao, Chính phủ đã có sự chỉ đạo quyết liệt trong điều hành giá, đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra. Nhờ đó, CPI tháng 7 đã giảm nhẹ, giảm 0,09% so với tháng trước. Tính chung 7 tháng, CPI bình quân tăng khoảng 3,45%, lạm phát cơ bản bình quân tăng ở mức hợp lý, khoảng 1,36% so với cùng kỳ.

Có thể bạn quan tâm

  • Tăng trưởng hàng năm của Việt Nam có thể đạt 6,5% sau năm 2018

    11:00, 19/07/2018

  • Standard Chartered Bank: Việt Nam có thể tăng trưởng 7% năm 2018

    11:00, 18/07/2018

  • Hai kịch bản tăng trưởng GDP 6 tháng cuối năm

    05:00, 17/07/2018

  • VEPR: Mục tiêu tăng trưởng 6,5 - 6,7% của năm 2018 rất khả thi

    05:15, 16/07/2018

  • Bộ Công Thương “tự tin” vào mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2018

    05:00, 10/07/2018

  • “Động năng” mới cho tăng trưởng

    05:27, 05/07/2018

Tính chung 7 tháng, cả nước có gần 75.800 doanh nghiệp được thành lập, với số vốn đăng ký đạt 771 nghìn tỷ đồng, tăng 3,9% về số doanh nghiệp và 6,4% về số vốn so với cùng kỳ. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến, chế tạo vẫn ở mức tương đối thấp, chiếm khoảng 12,4%. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể là gần 40.000 doanh nghiệp, tăng 45,6%. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình rà soát, làm sạch dữ liệu đăng ký doanh nghiệp, đã phát hiện ra số lượng lớn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trước đây mà không đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) phục hồi mạnh sau quá trình giảm từ các tháng đầu năm, đạt mức tăng trưởng rất tích cực trong tháng 7, ước tăng 14,3% so với tháng 7/2017. Tính chung 7 tháng, IIP ước tăng 10,9%, cao hơn mức tăng cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,1%), trong đó, dẫn đầu cả nước là Hà Tĩnh (149,3%) chủ yếu do đóng góp của tập đoàn Formosa và Thanh Hóa (28%) do dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động.

Sức ép lạm phát tiếp tục hiện hữu

Theo nhìn nhận từ Chính phủ, bên cạnh những yếu tố tích cực, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với các khó khăn, thách thức, nổi bật nhất là sức ép về lạm phát vẫn tiếp tục hiện hữu.

Nguyên nhân do giá dầu thô tiếp tục tăng cao (bình quân 7 tháng khoảng 74 USD/1 thùng, tăng 37% so với cùng kỳ), kéo theo giá cả hàng hóa cơ bản thế giới tăng cao.

Bên cạnh đó, thị trường ngoại hối và tỉ giá ngoại tệ dự kiến sẽ có diễn biến khó lường do những phản ứng điều chỉnh của phía Trung Quốc trong căng thẳng thương mại với Mỹ cũng như việc đẩy nhanh lộ trình tăng lãi suất của Fed.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tăng trưởng và sức ép lạm phát
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO