InterLOG: Áp lực giá xăng tăng cao, mô hình làm việc nào giúp doanh nghiệp “vượt ải”?

Diendandoanhnghiep.vn Áp lực từ đại dịch, giá xăng dầu đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp cần chủ động lên kế hoạch cũng như đề ra các giải pháp để thích ứng.

>>>Hạ giá xăng dầu để thúc đẩy sản xuất và tạo việc làm bền vững

Đại dịch Covid19 và xung đột Nga – Ukraine đang tạo ra một thị trường, một chuỗi cung ứng xăng dầu đầy biến động, tác động không nhỏ tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp và chính nhân sự của doanh nghiệp.

Giá xăng nhiều nơi trên thế giới tăng tốc (tính đến ngày 2/5) Số liệu: Global Petrol Prices

Giá xăng nhiều nơi trên thế giới tăng tốc (tính đến ngày 2/5)    Số liệu: Global Petrol Prices

Vậy, giải pháp nào sẽ giúp doanh nghiệp và nhân viên “vượt ải” trong thời điểm giá xăng phi mã liên tục?

Từ mô hình làm việc tại nhà…đến môi trường làm việc “mở”

Sự xuất hiện của đại dịch Covid19, người lao động từ làm quen (năm 2019) đến bắt buộc (năm 2020 - 2021) phải làm việc tại nhà (WFH) trong suốt giai đoạn “đỉnh” dịch, xem WFH như một giải pháp ứng phó tạm thời với sự bùng nổ của đại dịch Covid 19.

Tuy nhiên, qua khảo sát, hơn 30.000 người/31 quốc gia, 70% mong đợi công việc linh hoạt – làm việc tại nhà sau đại dịch…Tại Việt Nam, số đông hơn người lao động muốn tiếp tục làm việc từ xa so với nhóm mong gặp lại đồng nghiệp tại văn phòng. Đáp ứng nhu cầu của cả 02 nhóm chỉ có môi trường làm việc “mở” – hybrid work (HW), kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến sẽ là sự lựa chọn tối ưu.

Thực tế, các tác động từ tình hình dịch bệnh và chính trị - xã hội hiện nay khiến nguồn cung xăng dầu bị thắt chặt, giá xăng dầu liên tục lập đỉnh kể từ tháng 2/2022.

Chỉ số lạm phát tại USA.

Chỉ số lạm phát tại USA.

Cuộc “khủng hoảng” giá xăng dầu từ thời điểm này sẽ gây ra hệ lụy cho toàn cầu từ kinh tế, xã hội đến doanh nghiệp, nhất là người lao động do lạm phát, giá các mặt hàng tiêu dùng cũng vì thế tăng cao. Cụ thể là trường hợp của nước Mỹ, bị ảnh hưởng từ việc giá xăng dầu tăng được thể hiện rõ nhất, chỉ số lạm phát - giá cả tăng hơn 8,5% (tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ) dù chính phủ Mỹ được xem là có nhiều chính sách kiềm chế lạm phát rất tốt.

Vì vậy, ngoài việc tuân thủ và tận dụng mọi chủ trương, chính sách hỗ trợ của Nhà nước “kìm giá xăng dầu”, giảm thiểu chi phí, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động lên kế hoạch cũng như đề ra các giải pháp cho doanh nghiệp và cả người lao động để thích ứng. Và mô hình làm việc HW là một trong những giải pháp mới từ yêu cầu thực tế.

>>>Tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường, hạ nhiệt giá xăng dầu

>>>“Vòng hai” giá xăng dầu cao mới “nguy hiểm”

Xu hướng phát triển môi trường làm việc Happy - Happy

Đại dịch Covid19, và từ thực tế thị trường xăng dầu - chuỗi cung ứng xăng dầu (giá xăng dầu - lạm phát - doanh nghiệp - người lao động), nhiều doanh nghiệp Việt Nam, trong đó công ty InterLOG, một trong những doanh nghiệp luôn lấy con người là trung tâm cho mọi sự phát triển, đã biết cách đặt mình vào thế chủ động theo “dòng chảy chung của các biến động”. Cụ thể, Ban Giám Đốc công ty đã đề xuất các giải pháp tối ưu trong công tác quản trị, áp dụng kết hợp mô hình WFH & HW từ cuối năm 2021 khi dịch bệnh dần ổn định và thấy rõ được ưu điểm của HW giúp nhân viên linh hoạt làm việc mà vẫn đảm bảo năng suất.

Khi bước vào thời kỳ “bình thường mới”, InterLOG đã áp dụng và triển khai hoàn toàn mô hình làm việc linh hoạt (HW) ngay từ đầu năm 2022. Nhân viên có 02 ngày làm việc tại nhà mỗi tuần (nhân viên có thể chủ động sắp xếp lịch) để đảm bảo an toàn cho tất cả nhân viên khi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm.

Từ đó giúp nhân viên hình thành thói quen làm việc linh động, tiết kiệm chi tiêu - chi phí di chuyển đến công ty và ngược lại. Việc nhân viên làm việc tại nhà không sử dụng xe máy liên tục cũng giúp giảm khí thải, bảo vệ môi trường cũng là một tiêu chí hướng đến xây dựng phát triển bền vững theo mô hình ESG của công ty.

Một góc khi nhân viên InterLOG làm việc tại nhà (ảnh trái)  và làm việc tại văn phòng (ảnh phải) theo mô hình làm việc linh hoạt hybrid working (WFH + WIO).

Một góc khi nhân viên InterLOG làm việc tại nhà (ảnh trái)  và làm việc tại văn phòng (ảnh phải) theo mô hình làm việc linh hoạt hybrid working (WFH + WIO).

Bạn Thiên Kim, nhân viên công ty InterLOG chia sẻ “Mình cảm thấy thoải mái và bớt áp lực hơn khi cân đối giữa lịch làm việc tại văn phòng và tại nhà. Mỗi ngày không phải đối mặt với việc kẹt xe, khói bụi , tiết kiệm được thời gian để tập trung hoàn thành công việc được tốt hơn”

Các hoạt động trên chính là tiền đề để InterLOG “mạnh tay” phát triển mô hình làm việc linh hoạt (HW) từ tháng 6/2022 với lịch trình làm việc dự kiến áp dụng: 03 ngày làm việc tại nhà mỗi tuần để cắt giảm nhiều hơn nữa chi phí đi lại, tiết kiệm tối đa cho nhân viên. InterLOG xác định đây là việc phải hành động và nhân rộng, đồng thời xem đây là “kịch bản” ứng phó linh hoạt với mọi tình huống như Covid19 (2021) hay trước khi giá xăng dầu ảnh hưởng nhiều đến tình hình kinh tế, xã hội so với hiện nay…

Chia sẻ về mô hình quản trị doanh nghiệp kiểu mới, Bà Trần Bảo Ngọc - Phó Giám Đốc phụ trách mảng Nhân sự cho biết: “Dù dịch Covid19 đã lắng xuống nhưng hiện tại vẫn chưa nói lên điều gì và ngay lúc này khi giá xăng dầu lập đỉnh liên tục như hiện nay, InterLOG nhận định các biến động này sẽ còn kéo dài, vì vậy, ngoài áp dụng hybrid work (HW) thì công ty cũng đề ra nhiều giải pháp linh hoạt cho nhân viên: Khuyến khích nhân viên đi xe bus hay xe đạp đến công ty và ngược lại; tự điều chỉnh CCU cá nhân như chi tiêu tiết kiệm - mua sắm thông minh, tăng cường sử dụng đồ tái chế - tái sử dụng những đồ vật cũ, ứng dụng kinh tế chia sẻ - tổ chức các hoạt động cùng nhau trồng rau xanh và thu hoạch….”

Với HW (WFH + WIO) công nghệ số sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong quy trình làm việc và kết nối giữa các nhân viên, giữa nhân viên với doanh nghiệp; giúp mọi người có thể kết nối với đồng nghiệp, đối tác, gia đình và bạn bè khắp nơi. Đặc biệt, mỗi người làm việc theo mô hình này đều sẽ đạt sự cân bằng trong công việc và cuộc sống. Đây cũng là một trong những yếu tố xây dựng môi trường làm việc Happy - Happy trong chiến lược phát triển bền vững ESG của InterLOG.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết InterLOG: Áp lực giá xăng tăng cao, mô hình làm việc nào giúp doanh nghiệp “vượt ải”? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714118055 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714118055 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10