"Kiềng ba chân" trong thúc đẩy khởi nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Các vấn đề quan hệ hợp tác phát triển sẽ nằm trong 3 chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp đó là Nhà khởi nghiệp – Nhà doanh nghiệp (doanh nghiệp lớn/tập đoàn) – Nhà nước.

Từ phải qua trái: Ông Phạm Đình Đoàn - Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân Gia đình Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Thái; Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI; Ông Trần Xuân Đích - Phó Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN – Bộ Khoa học và Công nghệ; Ông Nguyễn Cảnh Hồng - Chủ tịch CLB Doanh nhân Sao đỏ, Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Eurowindow.

Từ phải qua trái: Ông Phạm Đình Đoàn - Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân Gia đình Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Thái; Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI; Ông Trần Xuân Đích - Phó Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN – Bộ Khoa học và Công nghệ; Ông Nguyễn Cảnh Hồng - Chủ tịch CLB Doanh nhân Sao đỏ, Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Eurowindow.

Điều phối phiên thảo luận thứ nhất tại Hội nghị trực tuyến: "Vai trò của doanh nghiệp lớn/tập đoàn trong thúc đẩy khởi nghiệp" diễn ra chiều 5/3 với nội dung: Vấn đề nhu cầu từ thực tiễn: góc nhìn thế giới và Việt Nam, nhà báo Phạm Ngọc Tuấn – Phó Trưởng ban Tổ chức Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia, Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp cho biết, các vấn đề quan hệ hợp tác phát triển sẽ nằm trong 3 chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp đó là Nhà khởi nghiệp – Nhà Doanh nghiệp (doanh nghiệp lớn/tập đoàn) – Nhà nước.

nhà báo Phạm Ngọc Tuấn – Phó Trưởng ban Tổ chức Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia, Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp

Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn – Phó Trưởng ban Tổ chức Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia, Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp

Trao đổi tại Hội nghị, ông Trần Trí Dũng – Cán bộ đánh giá kết quả và hỗ trợ hoạt động cố vấn khởi nghiệp Chương trình Khởi nghiệp Thụy Sỹ (Swiss EP) nhìn nhận mối quan hệ giữa 3 chủ thể trên thực sự là nhu cầu rất lớn.

Theo ông Dũng, doanh nghiệp khởi nghiệp bắt đầu kinh doanh thì nhu cầu đầu tiên là kết nối với các mạng lưới và họ nhìn thấy các tập đoàn, doanh nghiệp lớn là “điểm rơi” thị trường tốt nhất để hướng tới.

ông Trần Trí Dũng – Cán bộ đánh giá kết quả và hỗ trợ hoạt động cố vấn khởi nghiệp Chương trình Khởi nghiệp Thụy Sỹ (Swiss EP)

Ông Trần Trí Dũng – Cán bộ đánh giá kết quả và hỗ trợ hoạt động cố vấn khởi nghiệp Chương trình Khởi nghiệp Thụy Sỹ (Swiss EP)

"Khi bước chân vào khởi nghiệp thì công nghệ vẫn là điểm yếu của các bạn trẻ. Lúc này họ hướng tới các doanh nghiệp công nghệ lớn để mong muốn nhận được sự hỗ trợ tốt nhất có thể", ông Dũng nói.

Ông Dũng cũng cho rằng, một số doanh nghiệp lớn cần có vai trò như các nhà đầu tư thiên thần bởi nếu tham gia vào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thì ngoài nguồn vốn những doanh nghiệp có thể hỗ trợ cả một nguồn lực phía sau. Thậm chí các "nhà đầu tư thiên thần" này có thể cho doanh nghiệp khởi nghiệp tận dụng bộ máy của chính họ.

"Nhóm doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa và doanh nghiệp lớn có sự quan tâm với doanh nghiệp khởi nghiệp khác nhau", ông Dũng nhìn nhận.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang vận hành bình thường, nhưng thị trường luôn có sự biến động khiến họ phải ứng phó và thích nghi. Từ những biến động đó, DNNVV có thể nhìn thấy ở những doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo những ý tướng mới mẻ. Lúc đó DNNVV và starup có quan hệ cộng sinh, hợp tác với nhau.

Doanh nghiệp lớn lại mong muốn là gia tăng năng lực cạnh tranh vốn có và khai thác hệ sinh thái vốn đang có để tích hợp vào cùng.

Toàn cảnh Hội nghị

Toàn cảnh Hội nghị "Vai trò của Doanh nghiệp lớn/Tập đoàn trong thúc đẩy khởi nghiệp".

Nhưng quan trọng hơn: "Làm thế nào để doanh nghiệp nhỏ, tập đoàn và doanh nghiệp khởi nghiệp hợp tác với nhau hơn?", ông Dũng đặt câu hỏi.

Trả lời câu hỏi đó, ông Dũng cho rằng, ngoài chính sách thì chính tư duy phải có sự điều chỉnh để sao cho hài hoà giữa các bên.

"Chủ tập đoàn lớn sẵn lòng giảng dạy cho các bạn mới vào kinh doanh, không phải tìm tiền, tìm cơ hội kinh doanh mà còn là hợp tác phát triển và mở rộng mạng lưới kinh doanh. Thậm chí, đang dần hình thành xu thế mới đó là nhiều doanh nghiệp hợp tác khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là để tìm thế hệ doanh nhân tiếp theo – đó là những người đang có ngọn lửa – để chèo lái con thuyền tập đoàn trong tương lai. Đây cũng là một trong lợi ích để thúc đẩy mối quan hệ này lớn hơn", ông Dũng nói.

Ông Phạm Đình Đoàn - Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân Gia đình Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Thái

Ông Phạm Đình Đoàn - Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân Gia đình Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Thái

Có mặt tại Hội nghị, ông Phạm Đình Đoàn - Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân Gia đình Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Thái khẳng định: Tinh thần khởi nghiệp của doanh nghiệp Việt đang rất cao.

“Tôi nghĩ rằng điều này cũng đúng vì thế hệ trẻ Việt Nam nhiều khát vọng và tinh thần đấy là điều không thể phủ nhận bởi để cuộc các mạng thành công phải có người phát động và tham gia”  – ông Đoàn khẳng định.

Làm một phép tính đơn giản, ông Phạm Đình Đoàn cho biết, hiện nay chúng ta có 700 nghìn doanh nghiệp, tính bình quân, cứ 1 doanh nghiệp giúp 1 doanh nghiệp trong 3 năm để doanh nghiệp khởi nghiệp thành công thì 3 năm sau số doanh đã tăng lên gấp đôi.

Theo ông Đoàn, nếu có sự đồng hành của các doanh nghiệp lớn thì chất lượng của các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng tăng lên rất nhiều. Đồng thời khơi thông nguồn lực trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

“Tôi đồng ý với quan điểm của Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI rằng, với các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp có tiềm năng thì việc giúp đỡ các doanh nghiệp khởi nghiệp không phải hỗ trợ mà là trách nhiệm” – ông Đoàn nói.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Đoàn cho biết, bản thân mình cũng mong muốn tham gia sâu vào vấn đề này. “Chúng tôi cần nguồn năng lượng mới, ý tưởng mới, tư duy mới…” – ông Đoàn khẳng định.

Còn ở góc nhìn của CLB Sao Đỏ, ông Đoàn cho biết rất mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Theo đó, việc hỗ trợ ở đây sẽ là hỗ trợ từ khi doanh nghiệp khởi nghiệp cho đến khi doanh nghiệp đứng vững trên thị trường…

“Sau Hội nghị hôm nay, tôi mong muốn chúng ta phải đưa ra kiến nghị để VCCI như là đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, giúp kiến thức, vốn, xúc tiến thị trường...” – ông Đoàn nói.

Trả lời câu hỏi của Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn – Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp: “VCCI đang hướng tới trở thành trung tâm khởi nghiệp quốc gia, khi ông được giao nhiệm vụ là tổ chức sự kiện khởi nghiệp ASEAN thì các đối tác mà các ông tìm đến là ai?”, ông Phạm Đình Đoàn cho biết, hiện tại ông là 1 trong 3 thành viên phụ trách kết nối chương trình khởi nghiệp ASEAN.

“Tôi được biết mỗi quốc gia ASEAN sẽ có chương trình riêng để hỗ trợ khởi nghiệp. Philippines có chương trình riêng, Malaysia có chương trình kết nối riêng… Tuy nhiên, để khởi nghiệp thành công, các nước cần phải trao đổi với nhau, thành công của các nước này sẽ là kinh nghiệm cho nước khác…” – ông Đoàn chia sẻ.

Ông Đoàn cho biết, với Việt Nam, bản thân ông sẽ cùng với các Sao Đỏ cố gắng hỗ trợ mạnh mẽ hơn đối với cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam, để các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể thành công.

"Hiện giờ, một số nước có những chương trình hỗ trợ khởi nghiệp với cả học sinh. Với Việt Nam cũng nên phân vai, cộng đồng doanh nghiệp nên hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, với các em học sinh còn ngồi trên nghế nhà trường thì đó là trách nhiệm của Nhà nước" - ông Đoàn đưa ra gợi ý.

TS Phan Văn Hưng, Chủ tịch HĐQT VN Innovation Group

TS Phan Văn Hưng, Chủ tịch HĐQT VN Innovation Group

Lấy ví dụ về chuỗi cung ứng của Samsung được hình thành từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa cung ứng linh phụ kiện cho Samsung, TS Phan Văn Hưng, Chủ tịch HĐQT VN Innovation Group khẳng định: Không ai thành công nếu đi một mình, việc xây dựng chuỗi cung ứng có vai trò quyết định.

“Dịch bệnh COVID-19 thời gian gần đây đang cho thấy nhiều vấn đề bất cập trong xây dựng chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Việt. Các nguồn cung cấp nguyên phụ liệu đang bị thiếu hụt do phụ thuộc nước ngoài. Chúng ta cần xây dựng chuỗi cung ứng của chính người Việt”, TS Phan Văn Hưng nhấn mạnh.

Chủ tịch HĐQT VN Innovation Group đồng thời cho rằng, việc hình thành trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp là điều rất đáng hoan nghênh. Cùng với đó, cho biết doanh nghiệp nhỏ rất ngại ở tâm thế “đi xin” các doanh nghiệp lớn hỗ trợ. Do đó, TS Phan Văn Hưng mong muốn các doanh nghiệp lớn chủ động tương tác với các Startup để hỗ trợ.

Nhận định ý kiến đã gợi mở vấn đề thực tế đó là chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp Việt, Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn cho biết, bắt đâu từ số báo ngày hôm nay, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ có loạt bài về chuỗi cung ứng toàn cầu. Hi vọng nhân Hội nghị này các doanh nghiệp sẽ triển khai hàng loạt ý tưởng mới để cùng chung tay xây dựng chuỗi cung ứng đó.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Kiềng ba chân" trong thúc đẩy khởi nghiệp tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714456055 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714456055 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10