Kinh tế là sinh kế cho người dân

Diendandoanhnghiep.vn Các doanh nghiệp Việt phải nâng cao được sản lượng, vùng trồng thì tiếng nói với Hiệp hội Mắc-ca thế giới cũng như Hội đồng Hạt - Quả khô mới có sức nặng.

Mặc dù cây mắc ca đã vào Việt Nam được 20 năm, nhưng 6 năm qua là giai đoạn Hiệp hội mắc ca Việt Nam cùng các cơ quan chức năng nghiên cứu và đã chuẩn bị được những nền tảng rất cơ bản để đưa ngành hàng mắc ca phát triển với kỳ vọng “cất cánh” trong giai đoạn tới. 

Việt Nam đã tham gia vào Hiệp hội mắc ca thế giới, đây là một dấu mốc quan trong. Tuy vậy, các doanh nghiệp Việt phải nâng cao được sản lượng, vùng trồng thì tiếng nói với Hiệp hội Mắc-ca thế giới cũng như Hội đồng Hạt - Quả khô mới có sức nặng.

Thực tế cho thấy, mắc ca là một ngành phát triển rất nhanh, bà con nông dân cũng như các lãnh đạo địa phương rất ủng hộ việc phát triển. Mắc-ca là cây dễ trồng và sinh trưởng nhanh ở nhiều vùng của Việt Nam, phù hợp nhất là Tây Nguyên và Tây Bắc. Mắc ca có thị trường tiêu thụ rộng lớn và nhu cầu cao trên thế giới. Theo Hiệp hội Hạt quả khô thế giới (INC), đến năm 2030, nguồn cung mắc ca chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu do đó thị trường còn rất rộng lớn.

Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực của đời sống, trong đó có sự kìm hãm sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp thì mắc ca năm nay vẫn là loại cây “được mùa, được giá” vì là loại thuận tiện trong bảo quản, chế biến... Tại Việt Nam, hiện nay hạt mắc-ca bước đầu được đón nhận và ưa thích. Lượng người tiêu dùng sản phẩm mắc-ca chắc chắn sẽ mở rộng tại Việt Nam do mức sống ngày càng được nâng cao và đặc biệt là do nhận thức ngày càng mở rộng về các lợi ích do hạt mắc-ca mang lại.

Để phát triển ngành mắc-ca bền vững cần phải chú trọng đến liên kết bốn nhà: Nhà nước - Nhà nông - Nhà đầu tư (doanh nghiệp) - Nhà khoa học. Nhà nước tạo cơ chế chính sách (về đất đai, về hạ tầng, về tín dụng...); Nhà nông sử dụng đất đai, lao động để sản xuất; Nhà đầu tư (doanh nghiệp) cung cấp vốn đầu tư, công nghệ, thu mua, chế biến và kết nối thị trường; Nhà khoa học nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nhà nông và doanh nghiệp.

Trong đó, Hiệp hội Mắc-ca Việt Nam sẽ nỗ lực đóng vai trò là sợi dây liên kết giữa các nhà và xây dựng chiến lược thị trường cho ngành hàng mắc-ca. Đối với những vùng khó khăn như vùng Tây Bắc, doanh nghiệp phải làm đầu tàu.

Cần nhấn mạnh một điểm là việc phát triển cây mắc-ca ở Việt Nam là một chủ trương lớn, liên quan hệ đến nhiều bộ, ngành, không phải chỉ riêng Bộ NN-PTNT. Vì vậy, Chính phủ cần chủ trì, từ đó mới tạo điều kiện để tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng một ngành công nghiệp mới, có nhiều ưu thế cho đất nước.

Vừa qua, trong bối cảnh dịch Covid-19, đã xuất hiện tình trạng ép giá người trồng mắc-ca, chúng tôi cho các doanh nghiệp vay bảy tỷ đồng để thu mua bình ổn giá thì tình trạng đó chấm dứt ngay. Giá rớt không phải do thị trường rớt, mà là do tranh mua tranh bán, có người ép giá.

Do đó, ngoài việc hỗ trợ để tăng vùng trồng của mắc-ca tăng lên thì một điều rất quan trọng mà Hiệp hội rất mong Chính phủ ủng hộ là đưa mắc ca tham gia vào vấn đề bình ổn giá để từ đó giúp cho người trồng không bị thu mua, ép giá, các nhà chế biến cũng không bị tình trạng tranh bán gây sức ép lên giá trong quá trình xuất khẩu.  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kinh tế là sinh kế cho người dân tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714146121 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714146121 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10