Lo ngại về bất bình đẳng trong phân thuốc điều trị COVID-19

Diendandoanhnghiep.vn Việc nghiên cứu sản xuất thuốc điều trị Covid-19 còn hạn chế đang làm gia tăng mối lo ngại về bất bình đẳng trong phân phối thuốc trên toàn cầu.

>> Thuốc điều trị COVID-19 - Cuộc chạy đua nước rút trên toàn cầu

Việc hạn chế năng lực sản xuất thuốc điều trị Covid-19 đã làm gia tăng lo ngại về bất bình đẳng trong phân phối thuốc

Việc hạn chế năng lực sản xuất đã làm gia tăng lo ngại về bất bình đẳng trong tiếp cận thuốc điều trị Covid-19

Mặc dù tốc độ nghiên cứu và sản xuất thuốc điều trị Covid-19 đang được đẩy nhanh ở các nước, tuy nhiên các chuyên gia nhận định, việc phân bổ nguồn cung sẽ gặp nhiều khó khăn do sản xuất không kịp so với nhu cầu. 

Trên thực tế, hiện nay nhiều quốc gia đang phát triển đều đang trong tình trạng xếp hàng chờ thuốc. Từ đầu tháng 12/2021, cơ quan quản lý dược phẩm của EU đã cho phép các quốc gia mua thuốc Paxlovid. Một tháng trước đó, cơ quan này đã cấp giấy phép cho molnupiravir. Cả hai loại thuốc đều có thể làm chậm sự sinh sôi của mầm bệnh và có thể được dùng dưới dạng viên nén. Các loại thuốc điều trị này sẽ giúp giảm thời gian nằm viện và giảm các ca điều trị đặc biệt. 

Ngoài ra, gần đây các bác sỹ còn nhận được loại kháng thể nhân tạo Sotrovimab, tên thương phẩm là Xevudy. Ngược lại với thuốc viên, loại thuốc này phải truyền và giá đắt hơn nhiều so với thuốc viên. Theo nhà sản xuất, cả ba chế phẩm này đều công hiệu với Omicron.

Theo công ty phân tích Airfinity, ít nhất 10 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã ký kết các thỏa thuận hoặc đang đàm phán để mua thuốc Molnupiravir, bao gồm New Zealand, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Các nước từng “chậm chân” trong cuộc đua vaccine ngừa Covid-19 hiện đang rốt ráo tìm cách tiếp cận nguồn cung thuốc đặc trị. Thêm nữa, Mỹ cũng đã đồng ý trả 1,2 tỉ USD cho 1,7 triệu liệu trình nếu thuốc được phê duyệt, và dự kiến thêm 3,5 triệu liệu trình vào tháng 1.2023.

Động thái này của nhiều quốc gia đang dấy lên một cuộc đua tiếp cận nguồn cung thuốc uống điều trị Covid-19 ngay ở giai đoạn thử nghiệm. Bác sĩ Sanjaya Senanayake cảnh báo, nếu chỉ chú trọng bảo vệ người dân đất nước mình trong khi đại dịch vẫn diễn ra ở các quốc gia khác thì một biến thể mới kháng thuốc rất có thể sẽ xuất hiện.

"Việc thế giới thiếu các nhà sản xuất thuốc cùng sự hạn chế phối hợp giữa các tổ chức toàn cầu đã cản trở việc tiếp cận nguồn dược liệu tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình với số lượng đủ lớn. Và điều này đồng nghĩa với việc dịch bệnh Covid-19 có khả năng sẽ kéo dài, hoặc thậm chí trở nên nguy hiểm hơn trong tương lai", bác sĩ Senayake nhận định.

>> Trung Quốc đẩy mạnh phát triển thuốc điều trị COVID-19

Hầu hết các nước phát triển đã có nhiều đơn đặt hàng thuốc điều trị Covid-19 với các hãng sản xuất

Hầu hết các nước phát triển chiếm phần lớn đơn đặt hàng thuốc điều trị Covid-19 với các hãng sản xuất

Thực tế cho thấy, thuốc viên còn có khả năng được bệnh nhân khắp thế giới ưa chuộng hơn so với những phương pháp điều trị Covid-19 khác hiện nay như việc điều trị bằng kháng thể đơn dòng đòi hỏi các quy trình tiêm truyền tương đối phức tạp và tốn kém.

Dạng thuốc viên còn có lợi thế hơn so với mũi tiêm khi xét đến những người bị chứng sợ kim tiêm. Một số chuyên gia cho rằng điều này nằm trong số những lý do ít được chú ý khiến nhiều người từ chối tiêm vaccine Covid-19. Gần như mọi loại thuốc viên đều có thể được vận chuyển và bảo quản dễ dàng, đồng thời dễ đào tạo nhân viên y tế về cách dùng. 

Bernd Salzberger, Trưởng khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Regensburg, để hạn chế tình trạng thiếu thuốc, các quốc gia có thể ưu tiên đến các khu vực có độ tiêm chủng thấp và chú ý đến những đối tương chưa được tiêm chủng do phản ứng với vaccine hoặc có hệ miễn dịch kém. Sẽ có khoảng 20% người trên 50 tuổi đủ điều kiện để áp dụng các liệu pháp điều trị thuốc, điều này sẽ góp phần giảm lượng thuốc cần dùng tại mỗi quốc gia.

Để giảm thiểu nguy cơ bất bình đẳng, một số nhà sản xuất thuốc như Merck & Co đã đưa ra một số loại thuốc generic (bản sao của thuốc biệt dược với thành phần hoạt chất tương tự nhau) của thuốc kháng virus Molnupiravir và cho phép 8 nhà sản xuất thuốc tại Ấn Độ bào chế các loại thuốc tương tự nhưng có giá thành rẻ hơn để cung cấp cho 109 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Động thái của Merck & Co trái ngược với các nhà sản xuất vắc xin trước đó, là không ngừng chống lại các lời kêu gọi từ bỏ bản quyền để tăng nguồn cung. Mặc dù đây là một khởi đầu đáng khích lệ, nhưng mới chỉ là một bước rất nhỏ trong nỗ lực hướng đến phân phối công bằng.

Thực tế, việc sản xuất thuốc gốc theo hợp đồng không đồng nghĩa với bảo đảm tiếp cận toàn cầu. Giấy phép sản xuất thuốc gốc chỉ hạn chế trong một số vùng lãnh thổ, khiến một số nước thu nhập trung bình có hệ thống y tế yếu kém phải chấp nhận mức giá thuốc cao như các nước giàu. 

Nếu được sử dụng rộng rãi tại những nước nghèo và chậm phát triển, thuốc trị Covid-19 có khả năng giúp giảm bớt gánh nặng cho hệ thống y tế, đồng thời giảm nhu cầu đối với những mặt hàng vốn có nguồn cung hạn chế như máy thở hay vaccine. 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lo ngại về bất bình đẳng trong phân thuốc điều trị COVID-19 tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714311505 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714311505 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10