Luật Điện lực hiện hành tồn tại... quá nhiều bất cập

Diendandoanhnghiep.vn Đây là nhấn mạnh của Bộ Công Thương trong đề xuất sửa đổi Luật Điện lực.

Bộ Công Thương đang đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực nhằm giải quyết một số vướng mắc trong quá trình thực tiễn thi hành hiện nay.

Theo Dự thảo Báo cáo Tổng kết thực tiễn tiễn thi hành Luật Điện lực năm 2004 giai đoạn 2005 - 2020 cũng như Dự thảo Báo cáo Đánh giá tác động của chính sách Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực đang được Bộ Công Thương đưa ra lấy ý kiến cho thấy, việc thi hành Luật Điện lực (được sửa đổi, bổ sung năm 2012 và năm 2018) và các văn bản hướng dẫn trong hơn 15 năm qua đã đạt được một số kết quả tích cực.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tuy vậy, Luật Điện lực được ban hành đã lâu (năm 2004) và đã qua 2 lần sửa đổi, bổ sung một số điều, song nội dung sửa đổi bổ sung không nhiều, do đó, cần tổng kết và đánh giá tổng thể các quy định tại Luật Điện lực so với sự phát triển thực tế của ngành năng lượng trong thời gian gần đây, đảm bảo việc nghiên cứu đề xuất chính sách sửa đổi quy định tại Luật Điện lực phù hợp với thực tiễn hiện nay. Hơn nữa, trong thực tiễn thi hành hiện nay còn tồn tại một số vấn đề mà các quy định tại Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được và cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung...

Do đó, cần tổng kết và đánh giá tổng thể các quy định tại Luật Điện lực so với sự phát triển thực tế của ngành năng lượng trong thời gian gần đây (có nhiều thay đổi lớn với sự tham gia nhiều hơn của các thành phần kinh tế tư nhân, bao gồm cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng như sự xuất hiện của các nguồn năng lượng tái tạo ngày càng nhiều) để đảm bảo việc nghiên cứu đề xuất chính sách sửa đổi quy định tại Luật Điện lực phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Cụ thể, các vấn đề bất cập được xác định.

Thứ nhất, Luật Điện lực quy định “Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải điện” nhưng chưa có quy định cụ thể nhà nước độc quyền những hoạt động cụ thể nào trong hoạt động truyền tải điện nên dẫn đến đầu tư lưới điện truyền tải chưa đáp ứng kịp thời với phát triển nguồn điện và nhu cầu sử dụng điện trong toàn quốc.

Thứ hai, chưa có quy định để triển khai chủ trương, chính sách của Đảng tại Nghị quyết số 55-NQ/TW để “Có cơ chế khuyến khích thu hút vốn ngoài nhà nước đầu tư xây dựng vào hệ thống truyền tải điện quốc gia” và “Thực hiện xã hội hoá tối đa trong đầu tư và khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, dịch vụ ngành năng lượng, bao gồm cả hệ thống truyền tải điện quốc gia trên cơ sở bảo đảm quốc phòng, an ninh”.

Thứ ba, chưa có quy định điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực theo hướng đơn giản hóa trình tự, thủ tục so với lập quy hoạch mới, chưa có quy định điều chỉnh cục bộ dự án trong quy hoạch phát triển điện lực tại Luật Điện lực và Luật Quy hoạch hiện hành, dẫn đến không thể bổ sung các công trình điện để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong từng khu vực.

Thứ tư, chưa có quy định “phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh” trong quy hoạch phát triển điện lực, chưa quy định danh mục dự án ngoài dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của ngành điện trong quy hoạch phát triển điện lực, dự án quan trọng và ưu tiên của tỉnh trong quy hoạch tỉnh dẫn đến không thể đánh giá các dự án điện không có trong danh mục Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong Quy hoạch tỉnh là phù hợp với quy hoạch, do đó, không thể triển khai theo các quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng và điện lực.

Luật Điện lực cần được bổ sung nhằm hoàn thiện quy định pháp luật trong nước, phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa; luật hóa định hướng chủ trương, chính sách của Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 140/NQ-CP của Chính phủ.

Từ thực tiễn đó, Bộ Công Thương đề nghị cần được bổ sung Luật Điện lực nhằm hoàn thiện quy định pháp luật trong nước, phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa; luật hóa định hướng chủ trương, chính sách của Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 140/NQ-CP của Chính phủ.

Bên cạnh đó, đáp ứng yêu cầu về sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật và yêu cầu mới phát sinh trong thực tiễn, khắc phục những bất cập của cơ chế chính sách để có hệ thống cơ chế, chính sách đầy đủ, thúc đẩy phát triển ngành điện đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện của nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội...

Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tiếp tục cập nhật tiến trình sửa đổi đạo luật quan trọng này!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Luật Điện lực hiện hành tồn tại... quá nhiều bất cập tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714443936 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714443936 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10