Lương và trách nhiệm công vụ

Diendandoanhnghiep.vn Chính sách tiền lương trong thời gian tới có thể bảo đảm để cán bộ, công chức sống được bằng lương và điều cốt lõi nhất là sắp xếp và đào thải công chức, trả lương theo trình độ, công vụ.

>> Tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức từ 1/7/2023

Vừa qua, Quốc hội họp phiên toàn thể, biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Kết quả, với 90,56% tổng số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.

Đáng chú ý, Nghị quyết đã thông qua việc chưa thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương. Trong khi đó, Quốc hội chốt từ 1/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.

Sở Nội vụ TP.HCM đính chính thông tin gần 6.200 công chức nghỉ việc theo nguyện vọng là số liệu tính từ ngày 1/1/2020 đến ngày 30/6/2022, tức 30 tháng chứ không phải 6 tháng.

Rất nhiều công chức nghỉ việc bởi lý do chính là lương thấp.

Cả thời gian dài vừa qua, không ai phủ nhận cán bộ công chức là lực lượng quan trọng trong hệ thống nhân sự để phát triển đất nước. Công chức là những người được đào tạo bài bản, lao động của họ là lao động trí tuệ, lao động quản lý, có quan hệ trực tiếp đến quốc kế dân sinh và được xếp vào loại lao động quyền lực.

Thế nhưng đồng lương công chức quá ít ỏi để họ có thể duy trì một cuộc sống bình thường, làm điểm tựa theo đuổi những giá trị đích thực với vai trò là nhà quản lý, những "công bộc" đích thực của nhân dân, góp phần vào sự phát triển của đất nước.

Hẳn chúng ta sẽ cảm thấy có phần chạnh lòng, nhưng thực tế, lương của một tiến sĩ khoa học, một cán bộ cấp phòng, ban chỉ bằng người giúp việc trong gia đình xếp loại trung lưu hiện nay và thua xa lương của một anh lái xe taxi ở các thành phố lớn.

Cái nghịch lý ấy cũng đang tồn tại ngay trong hệ thống cơ quan nhà nước. Không ít tập đoàn, tổng công ty (doanh nghiệp nhà nước) nợ nần đầm đìa, triền miên thua lỗ nhưng lương của nhân viên văn phòng vẫn cao gấp nhiều lần cán bộ cấp cục, vụ của bộ, ngành Trung ương.

Nói cách khác, trách nhiệm xã hội và tiền lương - thước đo giá trị lao động của công chức nhà nước vẫn còn một khoảng cách không dễ lấp đầy. Mấy mươi năm qua, đặc biệt là sau hơn 30 năm đổi mới, không ai có thể kể hết sự thay đổi của đất nước nhưng đồng lương công chức nhận được so với giá trị thị trường vẫn có những bất cập nhật định.

Về nguyên nhân và số liệu cụ thể, theo UBND TP.HCM, trong số 6.177 người nghỉ việc, có 676 cán bộ, công chức và 5.501 viên chức. Các nguyên nhân chính dẫn đến công chức thôi việc, gồm: chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, cơ hội thăng tiến và áp lực công việc.

Hy vọng đợt tăng lương lần này không gặp phải tình trạng lương chưa tăng, giá cả đã tăng.

>> Để việc tăng lương thực sự là niềm vui

>> Mong mỏi tăng lương

>> Tăng lương: Lo mừng, mừng lo

Cũng liên quan đến tiền lương, “đến hẹn lại lên” - mỗi khi Nhà nước rục rịch tăng lương, giá cả thị trường đã ào ào chạy trước và trong những cuộc đua này, lương luôn hụt hơi. Nếu lạm phát không được kiềm chế, giá lương thực, thực phẩm, y tế, các mặt hàng thiết yếu đầu vào như xăng, dầu, điện… tiếp tục tăng (thời gian qua lương thực, thực phẩm tăng 200%) thì gói ‘thu nhập tối thiểu’ vẫn là nỗi lo canh cánh của nhiều gia đình công chức, viên chức thời gian tới.

Bởi lẽ, lương tăng không đủ bù trượt giá nên thực tế thu nhập của người nhận lương ngày càng giảm. Chưa kể, có khi lương chỉ tăng cho một bộ phận người làm công trong bộ máy hành chính nhưng giá cả lợi dụng tăng theo, lại tạo ra những bất ổn cho xã hội.

Thành thử, bao giờ công chức có thể sống được bằng đồng lương? Câu hỏi này đã được đặt ra từ nhiều năm trước, qua nhiều lần cải cách tiền lương nhưng đến nay vẫn để ngỏ, gian nan trong thực hiện..

 Mong là, với Nghị quyết mới về chính sách tiền lương, trong thời gian tới sẽ bảo đảm để cán bộ, công chức sống được bằng lương và điều cốt lõi nhất là sắp xếp và đào thải công chức, trả lương theo trình độ, công vụ…

Dù sao đi nữa, trước những thách thức khó khăn mà đất nước phải trải qua, chuyện tăng lương cơ sở vào thời điểm này cũng là một nỗ lực lớn của những người làm chính sách. Vì thế, đối với cán bộ, công chức, viên chức cần nhận thức đúng đắn, xác định rõ trách nhiệm của bản thân, trách nhiệm trước công việc; chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, tránh tư duy khuôn mẫu; có tinh thần trách nhiệm, cầu thị, hợp tác, chia sẻ, luôn nỗ lực hết mình, tự khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ…đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. 

Thiết nghĩ, bên cạnh chuyện lương, để trở thành một người cán bộ, đảng viên, công chức tốt, được mọi người tin tưởng, quý trọng, thì mỗi người cán bộ chúng ta hãy tự xây dựng cho mình thói quen sống và làm việc có trách nhiệm. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lương và trách nhiệm công vụ tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714164741 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714164741 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10