Mô hình tăng trưởng mới

Diendandoanhnghiep.vn Đổi mới mô hình tăng trưởng cần hướng tới bền vững, chất lượng cao và sẽ phải đánh đối bằng việc “hi sinh” tăng trưởng cao trong ngắn hạn.

Đây là quan điểm của ông Phạm Việt Anh - Chuyên gia tư vấn tăng trưởng doanh nghiệp. Theo ông, những giải pháp tăng tốc kinh tế cuối năm và mục tiêu tăng trưởng năm tới của Chính phủ sẽ ít được quan tâm bằng nội dung quan trọng là các vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, giai đoạn tới.  

- Thưa ông, những giải pháp tăng tốc kinh tế những tháng cuối năm đã được Thủ tướng Chính phủ trình ra Quốc hội, ông đánh giá đâu sẽ là giải pháp trọng tâm để đạt mục tiêu tăng trưởng 2,5-3% năm nay?

Được biết, Thủ tướng đã yêu cầu các Bộ ngành địa phương có các giải pháp “tăng tốc” cho tăng trưởng 2 tháng cuối năm. Theo đó, đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế, phấn đấu đạt mức tăng trưởng năm 2020 từ 2,5 đến 3%. Các giải pháp trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu phải kích cầu tiêu dùng mạnh hơn. Chú ý kích cầu thị trường nội địa gần 100 triệu dân, thúc đẩy mạnh chương trình kích cầu du lịch nội địa; tiếp tục khơi thông xuất khẩu vào các thị trường trọng điểm. Cùng với đó, dư địa để phát triển tín dụng tiêu dùng ở trong nước vẫn còn khoảng 1,5-2 triệu tỷ đồng và còn tăng theo mức tăng của tổng tín dụng nền kinh tế.

 Tăng năng suất lao động thông qua ứng dụng khoa học công nghệ là giải pháp cốt lõi, trong giai đoạn tới. Ảnh: Quốc Tuấn

Tăng năng suất lao động thông qua ứng dụng khoa học công nghệ là giải pháp cốt lõi, trong giai đoạn tới. Ảnh: Quốc Tuấn

- Vậy còn động lực cho tăng trưởng năm 2021 là gì khi mà mục tiêu tăng trưởng 6% đang được Quốc hội thảo luận, thưa ông?

Tiêu dùng nội địa sẽ tiếp tục suy giảm do thất nghiệp tăng (hơn 2 triệu lao động chính thức), đây sẽ là lực cản cho tăng trưởng tiêu dùng nội địa trong 2021. Do đó, năm tới Chính phủ phải tập trung giải quyết khu vực này qua đầu tư công, chi tiêu công và đầu tư tư nhân. Chính sách tiền tệ và tài khoá tiếp tục theo hướng mở rộng, thì mới có thể hỗ trợ được đầu tư và tiêu dung như giảm lãi suất, giảm thuế GTGT...

Trong khi đó, thu hút FDI sẽ là cơ hội ngắn hạn dễ đạt được do Việt Nam khống chế tốt COVID-19 và tăng trưởng dương, đồng thời, chính trị ổn định. Mục tiêu tăng trưởng 2021 mức 6% là khả thi, nếu Trung Quốc, Mỹ - hai thị trường lớn của Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ phục hồi.

- Đó là ngắn hạn, về dài hạn thì yêu cầu về đổi mới mô hình tăng trưởng cũng được đặt ra khi mà sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp vẫn còn yếu, thưa ông?

Nói đến đổi mới mô hình tăng trưởng là điều rất khó vào thời điểm này, bởi xét về ngắn hạn đã thấy rõ 2021 sẽ là năm bất trắc. Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế là một trong những chủ trương lớn nhưng quá trình này vừa qua chưa đi vào thực chất, do các cải cách cơ chế và thực hiện chương trình tái cơ cấu kinh tế chưa được tiến hành nhất quán, toàn diện, chưa đủ rộng và đủ mạnh để chuyển sang kinh tế thị trường đầy đủ và hiện đại.

Điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là kém hiệu quả trong sử dụng các nguồn lực về vốn, lao động, tài nguyên, đất đai. Đáng lẽ tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng phải nằm ở khâu xây dựng thể chế, đồng thời thay đổi cơ chế phân bổ nguồn lực của Nhà nước, của xã hội một cách thị trường hơn nữa để nguồn lực chảy đến nơi nào sử dụng hiệu quả nhất.

Trong rất nhiều giải pháp đề ra, tăng năng suất lao động là giải pháp cốt lõi, vấn đề sống còn đối với các quốc gia đang phát triển và có độ mở cao như Việt Nam vì thúc đẩy năng suất quốc gia đồng nghĩa với tăng trưởng nhanh và bền vững. Quá trình này luôn phải dựa vào ứng dụng KHCN, thúc đẩy nhanh kinh tế số.

- Nếu được chất vấn Thủ tướng, ông sẽ hỏi gì?

Tôi sẽ tập trung vào việc Chính phủ phải làm sao đảm bảo việc phục hồi kinh tế, tăng trưởng đầu tư thông qua các chính sách nới lỏng tài khoá và tiền tệ mà vẫn đảm bảo được lạm phát trong vòng kiểm soát?

- Xin cảm ơn ông!

ĐBQH Ngô Sách Thực (đoàn Bắc Giang):

Tinh thần đoàn kết, khát vọng vươn lên là cơ sở vững chắc để chúng ta vượt qua thách thức hiện nay. Trong bối cảnh các doanh nghiệp gặp khó khăn, cần rà soát một số nguồn thu như với kinh doanh qua mạng, chống thất thu trong đấu giá… Về chi ngân sách, chương trình tiết kiệm chi trong giai đoạn tới là rất cần thiết nhưng không nên giảm ngân sách một cách bình quân, trong đó có tăng chi cho đầu tư công để kích cầu, tránh lãng phí trong đầu tư công… Chỉnh phủ cần sớm hoàn thiện tiêu chí phân bổ, phê duyệt dự án, tăng cường tính chủ động của chủ đầu tư các chương trình dự án đầu tư công và sự tham gia của người dân trong giám sát và hưởng thụ…

ĐBQH Nguyễn Văn Chiến (Đoàn Hà Nội):

Chính phủ đặt ra kế hoạch phát triển năm 2021 với mục tiêu kép trong trạng thái bình thường mới, trong đó chỉ tiêu tăng GDP từ 6 đến 6,5% là hợp lý và hoàn toàn có thể đạt được. Tuy nhiên, bên cạnh chính sách tiền tệ đã được triển khai tốt thì cầm thực hiện tốt hơn chính sách tài khóa. Nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu năm 2020 và chuẩn bị giai đoạn phục hồi từ 2021.

Năng suất lao động vẫn là vấn đề cần quan tâm, nhưng tăng năng suất lao động phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố như ứng dụng công nghệ, nâng cao trình độ người lao động. Chính vì vậy, Chính phủ cần phát huy các nguồn lực, hoàn thiện thể chế, quy định, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, hoàn chỉnh chính sách an sinh xã hội, chú trọng chính sách việc làm…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mô hình tăng trưởng mới tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714158105 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714158105 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10