Một góc nhìn về hình tượng Hổ trong Văn hóa Việt

Diendandoanhnghiep.vn Cùng với thời gian, sự phát triển của đời sống và tôn giáo, Hổ đã trở thành biểu tượng của sự uy nghiêm, mang theo khát vọng về sức mạnh và sự phồn thịnh, đặc biệt trong năm Nhâm Dần 2022.

>> Khí phách hổ vàng

Hình tượng Hổ tượng trưng cho năm Nhâm Dần được trang trí tại khu vực hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Hình tượng Hổ tượng trưng cho năm Nhâm Dần được trang trí tại khu vực hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Việt Nam là nơi có môi trường phù hợp cho sự sinh sôi và phát triển của loài hổ (phân loài hổ Đông Dương) như khí hậu nhiệt đới ẩm, có nhiều rừng rậm, đồi núi,… Vì thế, hình ảnh con Hổ trong nền văn hóa dân gian Việt Nam vô cùng phong phú, đa dạng và đặc sắc. Ít nơi nào con Hổ lại có nhiều tên gọi như ở Việt Nam. Điều này chứng tỏ vị trí quan trọng của chúng trong đời sống văn hóa của người dân.

Hình tượng Hổ có lịch sử lâu đời trong văn hóa Việt Nam. Những chiếc trống đồng Đông Sơn có cách đây khoảng 2500 đến 3000 năm tuổi, nhưng trên mặt trống đã xuất hiện hình con Hổ. Điều này cho thấy, ý nghĩa Hổ trong văn hoá Việt đã gắn bó hàng nghìn đời nay với sự trân trọng.

Thực tế, Hổ đi vào đời sống dân gian, lưu dấu ấn qua phương thức truyền miệng. Theo thống kê sơ bộ, người Việt có khoảng 1.300 câu ngạn ngữ, phương ngữ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca có liên quan đến loài Hổ.   

Trong dân gian, hình ảnh con Hổ xuất hiện dày đặc ở các công trình kiến trúc đình, miếu với quan niệm… Hổ trấn giữ cửa vào thì tà ma không thể xâm nhập, qua năm tháng những câu chuyện được đồn thổi với thời gian tạo lên nét tâm linh huyền bí.

Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, con Hổ được gắn với tục thờ Mẫu. Dù ở miền Bắc, miền Trung hay miền Nam đều có tục lệ thờ Thần Hổ như một biểu tượng của con vật dũng mãnh, uy linh tượng trưng cho sức mạnh có khả năng trấn giữ cửa ải ngũ phương.

Tương tự, trong các tác phẩm mỹ thuật Việt Nam. Hội họa dân gian Việt Nam, đã thần thánh hoá con Hổ với trường phái tranh Hàng Trống (Hà Nội) chuyên vẽ tranh hổ (hoàng hổ, hắc hổ, bạch hổ, tứ hổ, ngũ hổ) để treo thờ với tư cách là những vị trấn giữ các phương trời đất.

Trên phương diện này Hổ đã hoá thành vật linh thiêng với những cái tên trong huyền thoại dân gian thường gọi: Thần Hổ, Sơn quan thần Hổ, Lý nhĩ tướng quân, thần hộ vệ Thành Hoàng, chúa Sơn Lâm, ông Ba Mươi trong khi đó ở miền Nam Việt Nam còn có tên ông Cả Cọp, Thần Bạch Hổ...

Tác phẩm Ngũ Hổ. Ảnh: vietnam.vnanet.vn

Tác phẩm Ngũ Hổ. Ảnh: vietnam.vnanet.vn

>> Nhà Hùm đón tết

Không dừng lại ở đó, hình tượng Hổ còn xuất hiện trong văn học Việt Nam, bên cạnh những câu chuyện cổ tích xuất hiện từ lâu như như Trí khôn của ta đây, Cóc kiện trời, Thỏ rừng và hùm xám, Con Hổ có lá gan chuột nhắt, Mèo vẫn hoàn mèo, thì hổ còn được nhắc đến trong các tác phẩm văn học thời cổ như: Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, Lĩnh Nam Chích Quái, Mãnh hổ hành (Bài hành về con hổ dữ) của nhà thơ Nguyễn Hành, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.

Cũng như những tác phẩm thời kỳ cận đại và hiện đại như: Tây Tiến của Quang Dũng (với câu thơ: Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người), Như những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp và đặc biệt là bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ với câu than thở “Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu!” đã trở nên trứ danh…v..v.

Có thể thấy, thông qua tín ngưỡng, văn học,  tục ngữ, thành ngữ, tranh dân gian,… người ta đã phản ánh hình tượng con Hổ gắn liền với mọi khía cạnh trong đời sống của con người qua hai thuộc tính đối lập tốt - xấu. Chúng vừa có những đặc tính tốt như mạnh mẽ, thông minh tựa một chiến binh, kẻ bảo hộ, vừa thể hiện những mặt nguy hiểm cần được phụng thờ để tránh tai ương. 

Liên quan đến vấn đề này, Chuyên gia văn hóa TS Nguyễn Văn Đoàn cho rằng: “Cùng với diễn trình lịch sử, văn hóa Việt Nam, hình tượng Hổ có những diễn biến và ý nghĩa tương ứng, từ ý nghĩa tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng, biểu tượng vương quyền đến những vật dụng, trang trí đời sống sinh hoạt thường nhật trong dân gian; tạo hình, phong cách, ứng dụng, ý nghĩa của mỗi thời đại cũng tồn tại những khác biệt”.

 Dù hổ mang hình tượng như thế nào thì nó vẫn mang một chữ “dũng”, bởi bản thân hổ đã toát lên vẻ thần thái, hàm ý của riêng nó. “Hình tượng Hổ Việt Nam rất độc đáo, từ các biểu tượng tôn giáo, tín ngưỡng đến đời sống sinh hoạt thường nhật. Hổ là linh vật vừa oai phong vừa gần gũi”, Nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá.

Có thể nói, mỗi tộc người trên đất nước Việt Nam có thể có quan niệm khác nhau, nhưng nhìn chung, thì loài Hổ cũng ngự trị với một vị thế tâm linh khả kính và hằn sâu trong tâm thức văn hóa từng vùng. Tất cả đã góp phần khẳng định vị trí hình tượng con Hổ trong văn hóa Việt.

  

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Một góc nhìn về hình tượng Hổ trong Văn hóa Việt tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714291119 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714291119 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10