Mua thuốc trị COVID-19 trôi nổi: Coi chừng "tiền mất, tật mang"!

Diendandoanhnghiep.vn Người dân cần tỉnh táo, không vì mong nhanh khỏi bệnh mà mua thuốc trị COVID-19 trôi nổi trên mạng, coi chừng “tiền mất, tật mang”. 

>> 3 công ty Việt Nam sản xuất thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19

Mới đây, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế TP Hồ Chí Minh về việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc mua bán thuốc điều trị COVID-19 chưa được cấp phép lưu hành trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến. 

Sở dĩ, Cục Quản lý dược có văn bản khẩn gửi Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vì nhu cầu tìm kiếm thuốc kháng virus cho F0 tại nhà tăng cao, “thị trường” trên mạng tấp nập hơn bao giờ hết.

Thuốc chữa Covid-19 trôi nổi trên mạng.

Thuốc chữa COVID-19 trôi nổi trên mạng.

Chỉ cần gõ cụm từ “mua thuốc Molnupiravir” trên Google thì có khoảng 78.000 kết quả trong vòng 0,34 giây. Tương tự, gõ cụm từ đó trên thanh tìm kiếm Facebook, hàng chục kết quả có nội dung rao bán loại thuốc đặc biệt này hiện ra. Giá thành chênh lệch khá nhiều, từ 3,6 triệu đồng/lọ đến 9,5 triệu đồng/lọ.

Như đã biết, thuốc kháng virus Molnupiravir được Bộ Y tế đưa vào thí điểm điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 16/8. Tuy nhiên thời gian qua, trên các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội… xuất hiện nhiều thông tin quảng cáo rao bán thuốc kháng virus không rõ nguồn gốc, đặc biệt tại TP Hồ Chí Minh. Theo Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật dược, cần xử lý nghiêm.

Theo báo cáo mới nhất Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, ngày 10/12, số ca nhập bệnh viện tầng 2 và 3 là 1.116 người, nâng tổng số ca đang điều trị tại bệnh viện tầng 2, tầng 3 là 12.995 ca. Số ca đang cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung là 4.759 ca, còn đang cách ly tại nhà là 65.493 ca.

>> Sẵn sàng thuốc Molnupiravir cho chương trình thí điểm điều trị F0 tại nhà

Thực tế cho thấy, một số đối tượng lợi dụng tâm lý lo lắng và nhu cầu dự trữ thuốc điều trị COVID-19  của người dân, công khai rao bán trái phép các loại thuốc có dược chất Molnupiravir đang thử nghiệm lâm sàng, hoặc thuốc chứa dược chất kháng SARS-CoV-2 nhưng chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến.

Một số loại thuốc trị Covid-19 đang chào bán trên mạng

Ngoài Molnupiravir, còn có một số loại thuốc trị COVID-19 đang chào bán trên mạng.

Trước thực trạng mua bán tràn lan này, đã có nhiều lo ngại từ các chuyên gia. Và Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã có văn bản gửi các bệnh viện, trung tâm y tế, nhà thuốc chấn chỉnh hoạt động cấp phát, kinh doanh thuốc điều trị COVID-19.

PGS-BS Tăng Chí Thượng - Giám đốc Sở Y tế, khẳng định cơ sở nào để thuốc kháng virus Molnupiravir bị tuồn ra thị trường thì nơi đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Còn Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Vĩnh Châu khuyến cáo, việc kinh doanh trái phép các loại thuốc chưa được cấp giấy phép lưu hành có thể dẫn đến các nguy cơ về sức khỏe như bệnh trở nặng hoặc biến chứng do dùng thuốc giả, dùng thuốc không đúng chỉ định, dùng thuốc cho các đối tượng chống chỉ định hoặc không theo dõi tác dụng phụ.

>> Molnupiravir: Thêm hy vọng trong điều trị COVID-19

Vấn đề ở chỗ, điều mà dư luận quan tâm là trong khi thuốc kháng virus đang khan hiếm, nhiều người mắc COVID-19 cần nhưng không có thì một số người lấy danh nghĩa là bác sĩ, nhân viên y tế rao bán với giá “cắt cổ” là điều không thể chấp nhận được.

Và TP Hồ Chí Minh thực sự được phân bổ bao nhiêu liều thuốc kháng virus Molnupiravir? Việc sử dụng được quản lý như thế nào khi người ta vẫn nói với quy trình kiểm soát nghiêm ngặt nhưng vẫn bị tuồn ra thị trường?

Nói về cách quản lý, chúng ta thấy không khó gì khi quản lý bằng công nghệ, kể cả  từng viên thuốc. Người Mỹ có cách quản lý đến từng cá nhân, người Anh, Pháp, Singapore cũng vậy, vậy tại sao ở Việt Nam lại khó quản lý khi phân phối thuốc này?

Mặt khác, việc người dân sẵn sàng bỏ tiền, thậm chí là rất nhiều tiền để mua các loại thuốc chữa COVID-19 trôi nổi trên không gian mạng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Ai dám chắc đó là các loại thuốc chữa COVID-19, hay chỉ là chiêu trò bịp bợm của các đối tượng lừa đảo?

Thế nên, người dân cần tỉnh táo, không vì mong nhanh khỏi bệnh mà mua trên mạng, coi chừng “tiền mất, tật mang”. Bởi vì, chỉ riêng việc khi có triệu chứng, thậm chí nhiễm SARS-CoV-2 rồi vẫn không tới các cơ sở y tế, tự ý dùng các loại thuốc nói trên để “điều trị” thì có khi nguy hiểm tới cả tính mạng.

Chỉ mong rằng, mỗi người dân hãy làm người tiêu dùng thông thái vì các loại thuốc trôi nổi trên thị trường, kể cả trong một số nhà thuốc, rất khó xác thực nguồn gốc sản xuất hoặc bị giả mạo nhãn hàng sản xuất.

Đừng đánh cược mạng sống quý giá của bản thân, kẻo đến lúc có hối hận e rằng đã quá muộn. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mua thuốc trị COVID-19 trôi nổi: Coi chừng "tiền mất, tật mang"! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714304762 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714304762 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10