Muốn “chấn hưng” giáo dục trước tiên hãy đầu tư cho người dạy

Diendandoanhnghiep.vn Để tự gỡ khó cho bản thân, nếu mỗi giáo viên tự “bươn chải” thì cũng vượt qua được hết, nhưng bằng cách dạy thêm hay đóng góp từ phụ huynh học sinh thì rất phản và không công bằng.

 ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan (TP HCM).

ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan (TP HCM).

Đây là chia sẻ của ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan (TP HCM) với DĐDN bên hành lang Quốc hội chiều 31/10 khi nói về những bất cập trong ngành giáo dục hiện nay.

Theo bà Lan, nếu đầu tư cho giáo dục thì hãy đầu tư cho người đi dạy trước, sau đó đơn giản hóa những chuyện “thường thức”. Đơn cử, với học sinh tiểu học được miễn học phí là đúng nhưng cũng cố gắng không để phụ huynh phải đài thọ thêm những khoản khác. Ngày xưa đi học đâu có phải đóng các khoản “tùm lum”, còn bây giờ đóng đủ các loại tiền thì rất “kỳ cục”.

“Với học sinh tiểu học không nên “nhồi” kiến thức nhiều quá, bây giờ là thời đại mở về công nghệ thông tin. Kinh nghiệm của tôi đi học từ tiểu học, trung học, đại học, sau đại học rồi đến Phó giáo sư…nhưng số kiến thức sử dụng chưa đến 1% những gì đã được học. Còn bây giờ chúng ta nhồi nhét cho các em học sinh tiểu học một núi kiến thức để làm gì”, bà Lan băn khoăn.

Bà Lan lấy ví dụ từ các trường quốc tế tại Việt Nam hiện nay, các cháu học mà chơi, chơi mà học, như vậy sẽ giữ được sức để đi đường dài. Điều quan trọng hơn trong giáo dục tiểu học hiện nay là dạy kỹ năng sống và đạo đức công dân. Những vấn đề này chỉ cần dạy bằng thực tế nên cũng không tốn kém quá nhiều tiền bạc. Như vậy sẽ giảm tải cho học sinh tiểu học, sau đó lên đến trung học thì mới phân ban, vào đại học thì phải để các trường tự chủ hơn nữa. Vì ở đây toàn là những giáo sư, tiến sĩ – họ “dư sức” và đủ trình độ làm được điều này.

“Nhưng không, chúng ta lại cứ thích “ôm hết”, chỉ vì lo ngại thu nhập, hay chuyện này chuyện kia sẽ phát sinh tiêu cực. Nhưng vì quản không nổi nên lại nảy sinh thêm tầng lớp tiêu cực khác”, bà Lan nói.

Vẫn theo bà Lan, bây giờ không nên phân biệt giữa công lập với dân lập. Chúng ta hãy học hỏi từ các quốc gia lân cận, họ sao mình vậy, đừng làm gì “khác người” quá, mà có khác cũng chẳng để làm gì cả. “Tôi thường hay thắc mắc tại sao chữ viết của chúng ta hay như thế mà cứ đổi lên đổi xuống để làm cái gì, trong còn bao nhiêu chuyện khác trong ngành giáo dục cần thì không lo mà làm”, bà Lan thẳng thắn.

Bà Lan gợi ý, bây giờ nên tập trung vào một số điểm như cải thiện đời sống cho giáo viên và bỏ câu chuyện biên chế. Vì một mặt vẫn kêu thiếu giáo viên, mặt khác lại tinh giảm biên chế.

Bà Lan chia sẻ những trường hợp bà quen biết trước năm 1975, một người đi dạy học có thể nuôi được cả gia đình. Muốn làm được như thế thì phải đào tạo người thầy cho thật tốt, còn bây giờ sinh viên trường sư phạm vào những năm 90 được 0 điểm cũng đỗ thì làm sao có thể chấn hưng giáo dục được.

“Do đó, việc quan trọng lúc này với ngành giáo dục là phải cải thiện được hình ảnh và chất lượng người thầy, để làm sao cho họ yên tâm cuộc sống và dành tất cả tâm huyết vì học sinh mà không phải lo toan đến những chuyện khác”, bà Lan bày tỏ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Muốn “chấn hưng” giáo dục trước tiên hãy đầu tư cho người dạy tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714876722 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714876722 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10