Nếu giữ vững “phong độ”, GDP có thể đạt 7,5%

Diendandoanhnghiep.vn Nếu nền kinh tế Việt Nam giữ vững “phong độ” như hiện nay, năm 2022 có thể đạt mức tăng trưởng GDP từ 7 - 7,5%, lạm phát khoảng 3,5 - 3,8%.

>>Những chỉ số "không mong muốn” tác động đến CPI

Giá cả tăng “hầm hập”, tại sao CPI chỉ 2,44%?

Thứ nhất, nhập khẩu lạm phát từ việc nhập khẩu khoảng 37% nguyên, nhiên vật liệu cho nền sản xuất trong nước. Với mức lạm phát rất cao của thế giới, thì việc nhập khẩu lạm phát là điều khó tránh khỏi.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cấp cao Học viện Tài chính. Ảnh: Nguyễn Việt

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cấp cao Học viện Tài chính. Ảnh: Nguyễn Việt

Tuy nhiên, vấn đề nay cũng không quá lớn, vì trong 3 tháng đầu năm chúng ta chưa mở cửa lĩnh vực dịch vụ. Do đó, nhìn vào 6 tháng thì thấy 3 tháng đầu năm lạm phát tương đối thấp. Khi mở cửa dịch vụ thì lạm phát mới bắt đầu tăng lên, cùng với tiêu dùng tăng cao hơn 6% bình quân trong 6 tháng vừa qua.

Thứ hai, cân đối vĩ mô đang tốt, đặc biệt là cân đối nợ vay nước ngoài, xuất nhập khẩu… Xuất khẩu tăng trưởng hơn 17,5%, nhập khẩu hơn 15%. Từ đó làm cho cán cân thương mại dương. Với lượng tiền ngoại tệ nhiều hơn thì sẽ làm giảm áp lực lên VNĐ.

Thứ ba, giải ngân vốn FDI 6 tháng đầu năm tăng trưởng 8,9%, chính lượng tiền giải ngân này đã làm cho lượng tiền giải ngân trong 6 tháng tăng lên, áp lực với VNĐ giảm đi, mặc dù đồng USD đang tăng giá.

Thứ tư, điều hành của ngân hàng nhà nước với tỷ giá đồng tiền. Ngân hàng nhà nước điều hành rất linh hoạt, việc bơm, hút tiền cùng các chính sách đi kèm cũng chủ động hơn so với thời gian trước đây.

Trong 6 tháng, theo số liệu không chính thức đã cho thấy, số tiền hút ra khỏi thị trường vào khoảng hơn 250.000 tỷ đồng. Chúng ta cũng bán ra khoảng hơn 11 tỷ USD ngoại tệ kỳ hạn.

Đây cũng là nhân tố khiến cho tỉ giá của đồng USD trong 6 tháng giảm bình quân khoảng 0,2%. Điều này có nghĩa VNĐ đang lên giá so với USD trong 6 tháng vừa qua.

Thứ năm, chi tiêu cuối cùng của xã hội. Sau 2 năm ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã tăng trở lại. Tiêu dùng cuối cùng tăng bình quân 6 tháng khoảng 6,06%. Từ đó, làm cho vòng quay tiền tệ tăng lên khoảng 0,68%. Như vậy, cũng sẽ làm cho khả năng tăng lạm phát có thể tăng lên.

>>GDP tăng trưởng mạnh mẽ và cơ hội cho doanh nghiệp

Trong đó, lương thực, thực phẩm có dấu hiệu giảm giá nên đã không đẩy lạm phát lên cao. Mặc dù, trên thực tế nhiều mặt hàng thực phẩm như rau, quả… đã tăng giá “nhanh chóng” theo giá xăng dầu. Tuy nhiên, việc này là do “té nước theo mưa”.

Vì, với mức tăng 10% xăng, dầu thì nền kinh tế mới tăng lạm phát 0,35%, nhưng tất cả các ngành nghề đều tăng lên một cách “ồ ạt”. Cũng trong quý I/2022 có giảm thuế VAT và thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu.

điều hành của ngân hàng nhà nước với tỷ giá đồng tiền. Ngân hàng nhà nước điều hành rất linh hoạt, việc bơm, hút tiền cùng các chính sách đi kèm cũng chủ động hơn so với thời gian trước đây. Ảnh minh hoạ: Q

Điều hành của ngân hàng nhà nước với tỷ giá đồng tiền rất linh hoạt, việc bơm, hút tiền cùng các chính sách đi kèm cũng chủ động hơn so với thời gian trước đây. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn.

Riêng giảm thuế bảo vệ môi trường từ 1/4 đã làm cho CPI tháng 4 giảm khoảng 0,016%. Nếu tính tác động tổng thể giảm chung CPI của tháng 4 so với tháng 5 khoảng 0,06%. Theo tính toán của các cơ quan thống kê và tài chính, nếu từ 1/8 giảm “kịch khung” thuế bảo vệ môi trường xăng, dầu thì sẽ góp phần làm giảm CPI cả năm 2022 là 0,76%.

Về vấn đề giảm thuế để hạ giá xăng, dầu, có tới 98% các quốc gia trên thế giới đều áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu. Do đó, theo quan điểm của tôi, chúng ta cũng không ở ngoài quy tắc chung này. Chúng ta cũng đã ưu đãi khoản thuế này đối với xăng, dầu, khi chỉ áp mức thuế 10%, và chỉ áp dụng với xăng, còn dầu 0%.

Nhìn sang các nước về mức thuế này cho thấy, Lào áp thuế tiêu thụ đặc biệt hơn 31%, Thái Lan 30%. Do đó, chúng ta áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng là hợp lý. Theo tôi, chúng ta nên hỗ trợ trực tiếp đến những đối tượng phải chịu tác động từ giá xăng, dầu cao thì mới “đúng người, đúng việc, đúng mục đích”.

Ví dụ, với ngành vận tải nên có chương trình hỗ trợ giá xăng, dầu bằng tấn/km vận tải, 1.000 tấn thì được hỗ trợ bao nhiêu tiền. Vận tải người thì hỗ trợ người/km. Với tàu cá, hỗ trợ bình quân cho một chuyến từ 5 – 7 ngày thì được hỗ trợ bao nhiêu.

Do đó, chính phủ tính toán việc hỗ trợ giá xăng, dầu nhằm góp phần kìm giữ lạm phát là do tính toán của chính phủ sao cho cân đối, hợp lý giữa quyền lợi của nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Nếu không có “đột biến”, GDP có thể đạt 7,5%

Mặc dù cuộc xung đột Nga-Ukraine còn chưa biết đến thời điểm nào kết thúc. Nhưng tôi cho rằng, giá xăng, dầu vẫn giữ ở mức 110 – 120 USD/thùng.

Trong 6 tháng, theo số liệu không chính thức đã cho thấy, số tiền hút ra khỏi thị trường vào khoảng hơn 250.000 tỷ đồng. Chúng ta cũng bán ra khoảng hơn 11 tỷ USD ngoại tệ kỳ hạn. Đây cũng là nhân tố khiến cho tỉ giá của đồng USD trong 6 tháng giảm bình quân khoảng 0,2%. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Trong 6 tháng, số tiền hút ra khỏi thị trường vào khoảng hơn 250.000 tỷ đồng., đồng thời cũng bán ra khoảng hơn 11 tỷ USD ngoại tệ kỳ hạn. Đây là nhân tố khiến cho tỉ giá của đồng USD trong 6 tháng giảm bình quân khoảng 0,2%. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Còn với nguyên, nhiên vật liệu tăng là do đứt gãy chuỗi cung ứng, tuy nhiên vấn đề này có thể sẽ dừng lại hoặc giảm xuống. Đặc biệt, đứt gãy chuỗi cung ứng tại thị trường Trung Quốc do đại dịch Covid-19 sẽ không còn hoặc thấp. Từ đó, có thể giá xăng, dầu hay nguyên, nhiên vật liệu cũng sẽ không còn “căng thẳng” như 6 tháng đầu năm.

Về hoạt động dịch vụ tiêu dùng sẽ tăng lên, nhưng không tác động lớn đến tăng lạm phát. Đơn cử, ngành du lịch trong quý II tăng tới 300% so với quý I, như vậy áp lực lạm phát là rất lớn nhưng lạm phát vẫn không bị tăng đột biến và tôi hy vọng từ nay đến cuối năm giữ được ổn định.

Với lãi suất ngân hàng, phía ngân hàng cũng đang yêu cầu ổn định hoặc giảm. Tuy nhiên, trên thực tế tiền gửi tại các ngân hàng đang có xu hướng tăng lên.

Đối với thị trường bất động sản, trong thời gian qua có sự “trầm lắng”, thậm chí còn có một “bước dừng”. Điều này rất dễ tạo ra “bong bóng”. Do đó, tôi mong muốn các cơ quan quản lý phải có cách thức xử lý.

Hiện nay, có khoảng 75% hàng hoá trong lĩnh vực bất động sản đang là bất động sản cao cấp, bất động sản bình dân và trung cấp chỉ chiếm 25% và đang rất thiếu.

Tại TP. HCM, cả năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 không có bất động sản trung, cao cấp dưới 30 triệu. Tại Hà Nội chỉ có khoảng 7 – 8%. Đây là vấn đề rất nguy hiểm, vì không có hàng hoá ra thị trường nên sản phẩm trung, cao cấp sẽ tăng giá.

Từ đó dẫn đến việc giá tăng nhưng lại không có tính thanh khoản, mà chỉ có “bong bóng”. Do đó, nếu không xử lý tốt thì sẽ trở thành vấn đề lớn và ảnh hưởng rất nhiều đến các ngành sản xuất khác, khi hàng hoá không có để cung cấp cho thị trường.

Về thị trường chứng khoán, 6 tháng đầu năm 2022 đã giảm khoảng 21%, một mức giảm tương đối sâu. Tuy nhiên, việc lên xuống của thị trường chứng khoán có liên quan đến nhiều vấn đề. Nhưng tôi hy vọng 6 tháng cuối năm thị trường chứng khoán sẽ “ấm” lên, với việc ổn định và chấn chỉnh lại từ cơ chế quản lý cho đến những thay đổi trong chính sách cũng như cơ cấu của thị trường này.

ngành du lịch trong quý II tăng tới 300% so với quý I. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Ngành du lịch trong quý II tăng 300% so với quý I. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công, trong 6 tháng đầu năm giải ngân đã tăng khoảng 8,9%. Tôi hy vọng 6 tháng cuối năm giải ngân vốn đầu tư công sẽ vẫn tiếp tục tăng và thậm chí có “đà” tăng cao hơn. Từ đó giúp cho áp lực giảm giá VNĐ giảm xuống khi lạm phát tăng lên.

Giá lương thực, thực phẩm cũng là vấn đề được nhiều chuyên gia kinh tế trên thế giới “lo lắng”, khi nguồn cung từ Nga và Ukraine có sự thay đổi. Tuy nhiên, theo tôi với Việt Nam, kể cả giá lương thực, thực phẩm trên thế giới có tăng thì cũng không có gì quá “lo ngại”.

Vì Việt Nam là quốc gia xuất khẩu lương thực lớn của thế giới, như vậy thậm chí chúng ta có thể còn được lợi khi giá lương thực, thực phẩm tăng. Do đó, áp lực lạm phát trong lĩnh vực rất thấp.

Tóm lại, theo “kịch bản” nếu nền kinh tế của Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng và mức giá cả như hiện nay, tôi cho rằng từ nay đến cuối năm 2022 nếu không có thêm sự “đột biến” nào mới thì chúng ta có thể đạt mức tăng trưởng từ 7 - 7,5%, mức lạm phát ở trong khoảng 3,5 – 3,8%.

Còn nếu các doanh nghiệp trong nước tận dụng được các cơ hội từ gói hỗ trợ của chính phủ trong năm 2020, 2021 để phát huy tác dụng tốt, và gói hỗ trợ của chương trình hồi phục và phát triển chúng ta triển khai nhanh trong 6 tháng cuối năm này thì tăng trưởng có thể đạt tốc độ cao hơn, ở mức 7,8 – 8,4%. Như vậy, lạm phát có thể đạt ở mức 3,8 – 4,1%.   

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nếu giữ vững “phong độ”, GDP có thể đạt 7,5% tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714452188 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714452188 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10