Ngày 20/11 nói về chuyện “thật” của ngành giáo dục

Diendandoanhnghiep.vn Phải lấy nhà trường làm nền tảng, lấy thầy cô giáo làm động lực để thành công, trong quá trình đó, cần phải “học thật, thi thật, nhân tài thật”.

 
Thủ tướng phát biểu tại buổi gặp mặtp/NHẬT BẮC

Thủ tướng phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân dịp hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ảnh: Nhật Bắc

Đó là một trong những phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân dịp hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Quan điểm của Thủ tướng đã nhận được đánh giá cao từ dư luận lẫn các chuyên gia khi nó đánh trúng, chỉ đúng vào thực trạng của nền giáo dục nước nhà. Đó là vấn đề “thật” trong thi cử học hành lẫn tuyển dụng và nền tảng của sự đổi mới giáo dục.

Từ xa xưa, người Việt Nam chúng ta đã có truyền thống coi trọng lễ nghĩa, coi trọng sự học. Theo lịch sử, chế độ khoa cử bắt đầu từ thời nhà Lý, năm 1075, được áp dụng để lựa chọn và bổ nhiệm quan chức. Hệ thống này có ba cấp độ: thi hương, thi hội và thi đình… Trải qua non một thế kỷ, tuy có những thay đổi, nhưng phương thức đánh giá chung của chế độ khoa cử về cơ bản là dựa vào bài luận.

Ai cũng có thể nhận thấy, văn hóa khoa bảng đã lan tỏa vào hầu hết tất cả các gia đình, ở mọi tầng lớp trong xã hội. Cha mẹ nuôi dưỡng, gửi gắm niềm tin và hy vọng về tương lai của con cái vào thành tích tại các kỳ thi.

Bên cạnh những mặt tích cực thì văn hóa khoa bảng cũng có những mặt tiêu cực, nhất là việc quá chú trọng vào thi cử và bằng cấp nên xuất hiện kiểu học vẹt, học để thi chứ không phải “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.

fff

Đảng, Nhà nước đã dành nhiều nguồn lực ưu tiên đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục. Ảnh: Quốc Tuấn

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói về giáo dục, rằng: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.

Thực tiễn minh chứng, Đảng, Nhà nước đã dành nhiều nguồn lực ưu tiên đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục. Các chính sách tập trung đổi mới toàn diện giáo dục, trong đó chú trọng quan tâm, chăm lo phát triển đội ngũ nhà giáo, nhất là các thầy cô giáo ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

>>> Chủ tịch Quốc hội: COVID-19 làm chậm tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

>>> Lên án, ngăn chặn tình trạng ép học thêm trực tuyến!

Đáng tiếc thay, trong nỗ lực đổi mới, cải cách ấy, ngành giáo dục vẫn tồn tại một căn bệnh trầm kha đó là điểm giả, thành tích ảo. Chính nó đã từng khiến dư luận phẫn nộ, đả kích vẫn luôn là cơn ác mộng trong giáo dục.

Dĩ nhiên, là người thầy, thương trò thì ai cũng thương. Nhưng thương trò mà cho điểm khống, nhận xét không trung thực chẳng khác nào hại trò. Các thầy cô yêu nghề mà tìm mọi cách để duy trì hoặc làm “vống” thành tích lên thì đó là yêu sai cách. Cũng như việc không ít người đi học chỉ vì lấy bằng cấp để lên chức, giữ chức...

Câu chuyện này cho thấy, đối với cán bộ giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng thì cần phải có chuyên môn sâu, có năng lực nghiên cứu để sáng tạo tri thức mới nên yêu cầu về bằng cấp là cần thiết. Nhưng sẽ là đáng trách, đáng lo khi ở giai đoạn hội nhập sâu rộng như hiện nay, đối với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài thì rõ ràng năng lực, chứ không phải là bằng cấp là yếu tố quyết định.

Thực tế, nhân tài được sản sinh từ quá trình học thật, thi thật sẽ là viên gạch nền móng vững chắc cho quá trình dựng xây đất nước. Nhưng chẳng may giáo dục vô tình để “lọt” những “viên gạch rỗng”, thì khác nào đã sản sinh “sâu mọt” gặm nhấm và cản trở sự phát triển của quốc gia, dân tộc.

Có lẽ nhận thức được nên ngành giáo dục đã tổ chức nhiều “trận đánh” nhằm quét sạch căn bệnh thành tích. Dẫu vậy, có một vấn đề nan giải ở đây là:  Nếu người thầy cương quyết chống tiêu cực trong thi cử và lên tiếng phản ánh những bất cập về điểm số, thành tích thì liệu có yên thân?

Tiếng nói của giáo viên sẽ được lắng nghe và ghi nhận, phản hồi như thế nào? Các tổ chức công đoàn, ban thanh tra nhân dân trong trường học đã thật sự đại diện cho quyền lợi của giáo viên trong con đường chông gai phản ánh, đấu tranh với cái sai, cái xấu, cái tiêu cực chưa?

Thế mới nói, chuyện “học thật, thi thật, nhân tài thật” sẽ chỉ hiện hữu nếu cả một hệ thống cùng chuyển động hướng về những giá trị thật. Chứ mình bản thân người thầy cũng không thể bơi ngược giữa dòng nước xoáy được.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngày 20/11 nói về chuyện “thật” của ngành giáo dục tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714351064 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714351064 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10