Nghị định 01/2021: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp với tên doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Không chỉ tạo bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP còn quy định xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp…

Nhiều năm qua, xâm phạm sở hữu công nghiệp đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối khiến dư luận vô cùng quan ngại, việc làm này không chỉ gây hiểu lầm cho khách hàng, người tiêu dùng mà còn đe dọa trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của các doanh nghiệp chân chính.

Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, không chỉ tạo bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính mà còn nâng cao mức độ bảo vệ sở hữu công nghiệp, xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm.

Nghị định số 01/2021/NĐ-CP nâng cao mức độ bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp - Ảnh minh họa

Nghị định số 01/2021/NĐ-CP nâng cao mức độ bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp - Ảnh minh họa

Cụ thể, Điều 19 Nghị định này quy định: các tổ chức, cá nhân không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó.

Theo đó, trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp. Căn cứ để xác định tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện theo các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp.

Về phía chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, khi phát hiện doanh nghiệp khác có dấu hiệu xâm phạm sở hữu công nghiệp của mình, có quyền gửi văn bản đề nghị đến Phòng Đăng ký kinh doanh để yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải thay đổi tên doanh nghiệp cho phù hợp.

Kèm theo văn bản đề nghị, chủ thể quyền sở hữu công nghiệp cũng phải gửi kèm theo những giấy tờ chứng minh như: Văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng tên doanh nghiệp là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý; bản trích lục sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp;…

Nhiều quy định chi tiết được đưa vào trong xử lý xâm phạm sở hữu công nghiệp - Ảnh minh họa

Nhiều quy định chi tiết được đưa vào Nghị định số 01/2021/NĐ-CP để xử lý xâm phạm sở hữu công nghiệp - Ảnh minh họa

Trao đổi với PV, Luật sư Phạm Văn Phất – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, việc đưa quy định xử lý xâm phạm sở hữu công nghiệp vào trong Nghị định sẽ tạo ra bước đột phá mới, thể hiện sự quyết liệt của Chính phủ trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp, nâng cao công tác quản lý của các cơ quan, đơn vị. Đây đều là những quy định chi tiết có tính răn đe cao, cụ thể, đối với trường hợp chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có đề nghị và cung cấp giấy tờ pháp lý liên quan, khoản 4 Điều 19 quy định:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải thay đổi tên doanh nghiệp và tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo… Sau thời hạn trên, nếu doanh nghiệp không đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp theo yêu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

“Ngoài ra, trường hợp cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, theo đó áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thay đổi tên doanh nghiệp hoặc buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm không thực hiện trong thời hạn do pháp luật quy định thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh để yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp không báo cáo, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 212 Luật Doanh nghiệp…”, Luật sư Phất nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nghị định 01/2021: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp với tên doanh nghiệp tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714365297 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714365297 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10