Nhịp điều chỉnh thị trường

Diendandoanhnghiep.vn Nhà đầu tư quốc tế đang nhìn nhận Việt Nam là thị trường bất động sản (BĐS) mới nổi năng động nhất trên toàn cầu và ngày càng có xu hướng lựa chọn hình thức đầu tư dài hạn.

ông

Ông Vikram Kohli –  Tổng Giám đốc CBRE Khu vực Đông Nam Á

Từ năm 2015, phần lớn những giao dịch M&A có giá trị lớn là các khu đất dự án bất động sản, tiếp sau mới là các khách sạn, chung cư và văn phòng. Trong ba năm vừa qua, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam tăng trưởng theo từng năm.

Tính đến tháng 8/2018, thu hút FDI của lĩnh vực BĐS đạt gần 6 tỷ USD, tiếp tục đứng thứ 2 trong số các lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài. Sự xuất hiện của các nhà đầu tư quốc tế CapitaLand, Keppel Land, Mapletree, Gamuda Land... đã tác động mạnh mẽ đến thị trường.

Cùng với nhu cầu phát triển mạnh mẽ của các dự án thương mại là sự thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt là thị trường bán lẻ, cho thuê văn phòng tại TP HCM và Hà Nội. Chi phí thuê mặt bằng trung bình tại các tòa văn phòng hạng A tại TP HCM đã tăng từ 35 USD/m2/tháng trong quý II/2016 lên 43 USD/m2/tháng vào quý II/2018, tương đương với mức tăng 23%.

Thị trường văn phòng cho thuê Hà Nội cũng ghi nhận mức tăng trưởng tương tự. Sự hiện diện ngày càng nhiều của các công ty quốc tế cũng giúp thị thường văn phòng cho thuê thêm nhộn nhịp và giúp lấp đầy nguồn cung hiện hữu trên thị trường.

Ở phân khúc nhà ở, các nhà đầu tư Singapore, Hồng Kông và Đài Loan thể hiện rõ sự quan tâm đặc biệt vào thị trường chung cư và căn hộ dịch vụ với khách hàng trong hai phân khúc này chiếm 75% tổng lượng khách hàng của thị trường mua để cho thuê. Khách hàng nước ngoài chiếm đến 50% tổng số những giao dịch chuyển nhượng dự án nhà ở.

Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ mở rộng hoạt động mà còn thể hiện cam kết về sự hiện diện lâu dài tại Việt Nam. Những yếu tố trên góp phần giải thích cho mức tăng trưởng 15% của giá nhà ở tại các khu vực trung tâm TP HCM trong hai năm gần đây.

Một yếu tố khác biệt đáng tự hào của Việt Nam là mức độ chênh lệch giàu nghèo ở ngưỡng thấp so với các quốc gia đang phát triển khác. Bên cạnh đó, việc nhà đầu tư có thiên hướng tiếp tục đầu tư tại thị trường Việt Nam còn do Chính phủ đã công khai bày tỏ ước muốn cải thiện năng suất lao động và giảm thiểu các chi phí sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn để thu hút không chỉ các nhà đầu tư hay các dự án đơn lẻ mà còn có thể tiếp cận với các thị trường lớn hơn.

Hiện có những mối quan ngại nhất định về tác động của việc thắt chặt tín dụng và những bất ổn chính trị có thể dẫn tới một vài trở ngại trong ngắn hạn. Tuy nhiên, sự gia tăng căng thẳng trong vấn đề thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển hướng sản xuất sang khu vực Đông Nam Á để tránh bị đánh thuế. Việt Nam, trên tư cách là một quốc gia xuất khẩu lớn trong ngành may mặc và điện tử, sẽ được hưởng lợi từ việc dịch chuyển các nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Còn những trầm lắng của thị trường bất động sản hiện tại chỉ là một trong nhiều nhịp điều chỉnh của thị trường để hướng đến những tín hiệu tích cực trong dài hạn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhịp điều chỉnh thị trường tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714297610 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714297610 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10