Nhớ “Vị tướng huyền thoại” Võ Nguyên Giáp

Diendandoanhnghiep.vn Cái tài của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở chỗ, ông hiểu rõ kẻ thù của mình là ai, lợi thế của chúng là gì, làm thế nào để khiến chúng mất đi lợi thế đó.

 Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Trong bảng danh sách 10 vị tướng vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới, Việt Nam có đến hai người con ưu tú là: Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (1228- 1300) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013).

Trong khi Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông được xem là đội quân mạnh nhất thời điểm bấy giờ, thì Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng chiến thắng được hai thế lực lớn là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Dù có khoảng cách thế hệ rất lớn, nhưng tài cầm quân, mưu lược, cũng như khả năng lấy ít địch nhiều của hai vị tướng vĩ đại này có nét tương đồng rất lớn. Chính vì thế, nói không ngoa Đại tướng Võ Nguyên Giáp có thể xem như người thừa kế được tài thao lược của tiền nhân, nhất là trong việc vận dụng triết lý chiến tranh nhân dân.

Giới học giả, giới quan sát và cả báo chí phương Tây đã tìm mọi cách giải đáp câu hỏi, làm thế nào để Đại tướng Võ Nguyên Giáp có thể đánh bại kẻ thù được đánh giá là mạnh hơn mình hàng chục lần và được trang bị vũ khí hiện đại hơn rất nhiều. 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các tướng lĩnh Quân đội ta hoạch định kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ tháng 3-1954.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các tướng lĩnh Quân đội ta hoạch định kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ tháng 3/1954.

Đặc biệt, cứ điểm Điện Biên Phủ từng được chính tướng Pháp Henri Navarre khẳng định là “pháo đài bất khả xâm phạm”. Thậm chí, tướng Navarre còn tự tin cho rằng, Điện Biên Phủ sẽ là “cỗ máy nghiền nát mọi cuộc tấn công của Việt Minh”.

Sự đánh giá và tôn vinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp thật sự thuyết phục khi các cuộc chiến tranh đã lùi vào quá khứ, khi người Pháp, người Mỹ có dịp gặp gỡ và chuyện trò với Đại tướng thì họ mới thật sự hiểu vì sao họ đã thua một vị tướng chưa hề đọc cuốn sách giáo khoa quân sự nào và cũng chưa được học trường sĩ quan quân sự nào. Chính ông từng nói đùa với các ký giả quốc tế: “Tôi đã tốt nghiệp học viện quân sự 'bụi rậm'”.

Thiên tài quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp càng đặc biệt hơn nếu biết rằng, ông không hề có kinh nghiệm trận mạc khi đứng ra thành lập lực lượng Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam) vào năm 1944 với biên chế chỉ 3 tiểu đội cùng 2 súng thập, 17 khẩu súng trường và 14 mã tấu. Trước đó, Đại tướng là một thầy giáo dạy sử đặc biệt quan tâm đến lịch sử quân sự thế giới. Ông rất đam mê và hiểu rõ về các trận đánh nổi tiếng của các tướng lĩnh hàng đầu thế giới, trong đó có Napoleon Bonparte.

Thiên tài của Đại tướng cũng chính là việc ông hiểu rõ kẻ thù của mình là ai, lợi thế của chúng là gì, làm thế nào để khiến chúng mất đi lợi thế đó. Họ cũng nhất trí cho rằng, bằng việc “đánh bại những thiên tài quân sự giỏi nhất trong chính trận chiến do họ sắp đặt.

Có thể nói, Việt Nam đã chiến thắng Pháp và Mỹ - hai thế lực sừng sỏ nhất thế giới đương đại lúc bấy giờ. Chiến thắng đó hội đủ nhiều yếu tố, điều kiện cần và đủ: Có được lãnh đạo giỏi, những vị tướng kiệt xuất; Khát khao độc lập, lòng yêu nước kết tinh thành tinh thần đại đoàn kết dân tộc;..v..v.

Như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng chia sẻ: “Xuyên suốt lịch sử, hệ tư tưởng lớn nhất của chúng tôi, tình cảm lớn nhất của nhân dân chúng tôi là lòng yêu nước… Hãy ghi nhớ, tôi là vị tướng chiến đấu vì hòa bình. Tôi muốn hòa bình, nhưng không phải hòa bình bằng mọi giá”.

“Thành công ru ngủ những tâm hồn yếu đuối nhưng lại thúc đẩy những tâm hồn mạnh mẽ tiếp tục tiến lên”. Câu nói của nhà triết học người Pháp Maximilien Robespierre thường được báo chí phương Tây và các học giả trích dẫn khi đề cập đến cá tính mạnh mẽ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người thường được ca ngợi là “kiến trúc sư trưởng” cho thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Ở tầm thế giới, những lý luận quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng mang tầm ảnh hưởng đến lý luận quân sự thế giới, nhất là những nước thuộc địa chịu nhiều áp bức của các thế lực lớn. Những lý luận về chiến thuật du kích và chiến tranh nhân dân đã thành kim chỉ nan và cuốn sách gối đầu cho không ít dân tộc bị áp bức và các chiến lược gia quân sự vốn phải đương đầu với các thế lực mạnh.

Cho đến nay, tính từ thời Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn phải mất hơn 600 năm, Việt Nam mới lại có một vị tướng được thế giới công nhận và biết tới một cách thán phục. Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là học trò xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là người đặt nền móng cho chiến thuật du kích và chiến tranh nhân dân.

Những chiến công của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cả trong và ngoài nước thường gọi ông với cái tên trìu mến là “vị tướng huyền thoại”. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhớ “Vị tướng huyền thoại” Võ Nguyên Giáp tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714121072 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714121072 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10