Những điểm nhấn trong kiến tạo môi trường đầu tư

Diendandoanhnghiep.vn "Tuyên Quang kỳ vọng sẽ trở thành một trong các địa phương có môi trường đầu tư hấp dẫn, hiệu quả và thân thiện, trở thành địa chỉ hấp dẫn thu hút nguồn vốn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước".

Đó là khẳng định của ông TRẦN VĂN LƯƠNG – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang trong cuộc trao đổi cùng Báo Diễn đàn Doanh nghiệp.

Ông Trần Văn Lương cho rằng, Tuyên Quang nằm trong khu vực miền núi phía Bắc, theo các báo cáo năng lực cạnh cấp tỉnh hàng năm, chất lượng điều hành kinh tế nói chung của vùng thấp hơn đáng kể so với các vùng khác trên cả nước.

- Như vậy, để cải thiện được chỉ số PCI, Tuyên Quang sẽ phải nỗ lực hơn các địa phương, thưa ông?

Để đạt được những định hướng, mục tiêu đã đề ra, cũng như gắn cải thiện PCI với liên kết hợp tác phát triển vùng kinh tế, các tỉnh, thành phố trong khu vực miền núi phía Bắc, tỉnh Tuyên Quang đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Hợp tác và liên kết các vùng kinh tế trong tỉnh chặt chẽ, bền vững và có hệ thống, tổ chức tạo động lực cho sự thay đổi trong khu vực để phát triển sản xuất hàng hóa.

Đồng thời, liên kết vùng với các tỉnh ngay từ khâu lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành đặc biệt là quy hoạch chế biến lâm sản, khoáng sản, quy hoạch giao thông. Tuyên Quang cũng tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông theo hướng ưu tiên cho các công trình trọng điểm, huyết mạch có tính kết nối liên vùng; tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất và đời sống, thích ứng với biến đổi khí hậu và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng hiện đại.

Bên cạnh đó, Tuyên Quang cũng tăng cường đầu tư trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa nhằm phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ nhu cầu phát triển mới của Tuyên Quang nói chung và của cả khu vực nói riêng.

- Thưa ông, để thu hút các nhà đầu tư đến với Tuyên Quang, thời gian qua, tỉnh đã có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, thu hút đầu tư ra sao?

Cùng với việc thực hiện Luật Đầu tư năm 2014 và các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất… trong những năm qua tỉnh Tuyên Quang rất quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, hỗ trợ sản xuất nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư kết cấu hạ tầng.

p/Đoàn công tác của Tỉnh Tuyên Quang làm việc, học tập kinh nghiệm về cải thiện PCI tại Tỉnh Đồng Tháp

Đoàn công tác của Tỉnh Tuyên Quang làm việc, học tập kinh nghiệm về cải thiện PCI tại Tỉnh Đồng Tháp

Trong thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã mời gọi, thu hút đầu tư được một số dự án trọng điểm thuộc các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ. Cụ thể: Nhà máy thủy điện thác Vàng, công suất 30Mw, với tổng vốn đầu tư 1.147 tỷ đồng; Dự án Thủy điện sông Lô 8A công suất 27Mw, với tổng vốn đầu tư 980 tỷ đồng; Dự án thủy điện sông Lô 8B công suất 27Mw, với tổng vốn đầu tư 1.003 tỷ đồng; Nhà máy thuỷ điện Yên Sơn với tổng vốn đầu tư 2.597 tỷ đồng; Dự án cụm công nghiệp chế biến gỗ Tuyên Quang với tổng vốn đầu tư 500 tỷ đồng; Dự án trạng trại chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô công nghiệp, Dự án nhà máy chế biến sữa công nghệ cao tại tỉnh Tuyên Quang với tổng vốn đầu tư trên 4.000 tỷ đồng; Khách sạn Mường Thanh Tuyên Quang với tổng vốn đầu tư 400 tỷ đồng;Trung tâm thương mại và nhà phố Shophouse với tổng vốn đầu tư 536 tỷ đồng.

Các dự án đầu tư được triển khai, đi vào hoạt động đã mang lại những kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bổ sung vốn cho tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng giá trị xuất khẩu, đóng góp vào nguồn thu ngân sách. Đồng thời, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tạo việc làm cho người lao động. Các dự án cũng góp phần nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp,tạo niềm tin và hiệu ứng tốt đối với các cá nhân, tổ chức có ý định tìm hiểu đầu tư vào tỉnh Tuyên Quang.

Cụ thể, một số chính sách đã ban hành, đang được áp dụng như Nghị quyết số 10/2014/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Quyết định số 10/2015/QĐ-UBND về việc hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; quy mô diện tích tối thiểu đối với Dự án cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Nghị quyết số 41/2015/NQ-HĐND quy định về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2016-2020...

Tuyên Quang chú trọng đến việc xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, hỗ trợ sản xuất nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư kết cấu hạ tầng.

Đặc biệt, thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các ngành tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đề nghị hỗ trợ 2 dự án (Dự án Nhà máy chế biến bảo quản hàng nông sản và sản xuất thức ăn gia súc của Công ty TNHH Sao Việt Tuyên Quang và Dự án đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải Nhà máy đường Tuyên Quang của Công ty cổ phần mía đường Sơn Dương). Hiện nay 2 đơn vị đã được nghiệm thu, giải ngân khoản hỗ trợ theo quy định với tổng số tiền 7 tỷ đồng. Tỉnh Tuyên Quang cũng hỗ trợ đầu tư dự án trồng mới, trồng lại cây chè của Công ty cổ phần chè Sông Lô; hỗ trợ đầu tư dự án chăn nuôi trâu thịt tập trung của Công TNHH MTV thương mại Oanh Phương...

- Thưa ông, Tuyên Quang có có kể hoạch gì để đạt mục tiêu đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 2.000 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả?

Để làm tốt vai trò kiến tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo; phấn đấu đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 2.000 doanh nghiệp được thành lập và hoạt động có hiệu quả, tỉnh Tuyên Quang tiếp tục tăng cường đối thoại chính quyền - doanh nghiệp, công khai minh bạch các quyết định, chính sách, thủ tục hành chính, các quy hoạch và kế hoạch tới doanh nghiệp, người dân. Đồng thời, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính theo hướng tăng cường một cửa liên thông, thực hiện cắt giảm 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực.

Với những mục tiêu cụ thể và giải pháp đồng bộ đó, Tuyên Quang kỳ vọng sẽ trở thành một trong các địa phương có môi trường đầu tư hấp dẫn, hiệu quả và thân thiện, thu hút nguồn vốn trong nước và nước ngoài, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tới.

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Những điểm nhấn trong kiến tạo môi trường đầu tư tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714099561 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714099561 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10