Những hành động được xem là hành vi bạo lực gia đình

Diendandoanhnghiep.vn Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2008 thì: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Trước tình trạng bạo lực gia đình tăng mạnh, Lê & Trần law firm mong muốn cung cấp cho bạn những thông tin mới nhất về việc xác định các hành động / hành vi nào được xem là Hành vi bạo lực gia đình để có thể bảo vệ quyền lợi công dân của mình trước pháp luật. 

Những hành vi / hành động dưới đây được xem là Hành vi bạo lực gia đình:

  • Đập phá, hủy hoại, chiếm đoạt hoặc bất kỳ hành vi cố ý gây hư hỏng tài sản chung của các thành viên trong gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên (bất kỳ) trong gia đình.
  • Ép buộc thành viên gia đình đóng góp tài chính quá khả năng của họ hoặc lao động quá sức; kiểm soát thu nhập của thành viên nhằm khiến họ phụ thuộc về tài chính;
  • Hành hạ, đánh đập, ngược đói hoặc bất kỳ hành vi cố ý xâm hại đến sức khỏe hoặc tính mạng của thành viên;
  • Ngăn cản các quyền / nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông / bà với cháu; giữa cha / mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh / chị em với nhau;
  • Cố ý xúc phạm hoặc lăng mạ đến danh dự, nhân phẩm của thành viên; 
  • Gây áp lực, xua đuổi hoặc cô lập thành viên dẫn đến ảnh hưởng đến tâm lý nghiêm trọng; 
  • Cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn;
  • Cưỡng ép quan hệ tình dục;
  • Ép buộc thành viên phải rời khỏi chỗ ở. 

Người bị bạo lực gia đình cần báo cho cơ quan nào?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 18 trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình: "Người phát hiện bạo lực gia đình phải nhanh chóng báo ngay cho cơ quan công an hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã gần nơi xảy ra bạo lực; trừ các trường hợp nhân viên tư vấn / nhân viên y tế vô tình phát hiện hành vị bạo lực gia đình trong khi làm nhiệm vụ phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở để thông báo đến cơ quan công an nơi gần nhất. 

Cơ sở nào sẽ giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình?

Căn cứ vào Khoản 2, Điều 26 trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sẽ có 05 cơ sở chính được cấp quyền hành trợ giúp nạn nhân của bạo lực gia đình gồm: 

  • Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
  • Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
  • Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Cơ sở bảo trợ xã hội;
  • Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.

Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình như thế nào? 

Theo Điều 4 trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thì những người có hành vi bạo lực gia đình phải thực hiện các nghĩa vụ sau: 

  • Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
  • Đưa nạn nhân đi cấp cứu kịp thời; thực hiện các nghĩa vụ phải chăm sóc, điều trị cho bạn nhân bị bạo lực gia đình; ngoại trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
  • Chấm dứt ngay hành vi bạo lực; tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng.
  • Tuân thủ theo quy định và chấp hành quyết định từ các cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền.
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Những hành động được xem là hành vi bạo lực gia đình tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714152488 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714152488 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10